Nguồn: SSI
Kỳ vọng FPT AI Factory là động lực tăng trưởng chính trong năm 2025
Lũy kế 10T2024, doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) của FPT duy trì mức tăng trưởng khoảng 20% svck cho mỗi chỉ tiêu (phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi). So với cập nhật trước, chúng tôi nâng ước tính LNST thuộc cổ đông công ty mẹ (NPATMI) năm 2025 lên 6%, do tính đến triển vọng FPT AI Factory, dự án vừa được ra mắt vào tháng 11 và dự kiến sẽ ghi nhận doanh thu từ 2025. Ngoài ra chúng tôi cũng nâng P/E mục tiêu cho mảng công nghệ thông tin (CNTT) lên 30x (từ 23x) vì chúng tôi kỳ vọng FPT sẽ tiếp tục gia tăng thị phần tại thị trường nước ngoài, thúc đẩy sự mở rộng liên tục của mảng CNTT, và duy trì tăng trưởng lợi nhuận trong dài hạn.
Chính vì vậy, chúng tôi nâng khuyến nghị lên MUA (từ KHẢ QUAN) đối với cổ phiếu FPT, với giá mục tiêu theo pp SOTP 12 tháng là 186.300 đồng/cổ phiếu (từ 153.100 đồng/cổ phiếu) (tiềm năng tăng giá là 34%).
Hiện tại, FPT đang giao dịch tại P/E 2025 là 22,3x, với mức tăng trưởng EPS là 27% svck (so với P/E trung bình của các công ty công nghệ toàn cầu là 19 lần, với mức tăng trưởng EPS là 11%), điều mà chúng tôi thấy hấp dẫn. Trong giai đoạn 2025-2026, chúng tôi dự báo tăng trưởng EPS hàng năm của FPT là 23%-27% (so với tăng trưởng hàng năm 11%-12% của các công ty cùng ngành).
Nhìn lại 10T2024: KQKD chung phù hợp dự kiến, mặc dù KQKD mảng giáo dục thấp hơn kỳ vọng
Trong 10T2024, FPT công bố doanh thu và LNTT sơ bộ lần lượt đạt 50,8 nghìn tỷ đồng (+19,6% svck) và 9,2 nghìn tỷ đồng (+20,0% svck), lần lượt tương đương 81% và 84% dự báo năm 2024 (nhìn chung phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi):
Mảng công nghê thông tin (CNTT) tăng ấn tượng với doanh thu và LNTT lần lượt tăng 25% svck và 24% svck, chủ yếu được hỗ trợ bởi CNTT nước ngoài:
Mảng viễn thông ghi nhận doanh thu tăng 10% svck nhưng LNTT tăng 15% svck nhờ FPT đã nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ và thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí.
Mảng giáo dục, đầu tư và các lĩnh vực khác: KQKD mảng giáo dục thấp hơn dự kiến (doanh thu 9T2024 chỉ tăng 16% svck, so với ước tính trước của chúng tôi là 24% svck). Theo FPT, điều này là do 1) việc giảm chi tiêu giáo dục tư nhân do những khó khăn về điều kiện kinh tế vĩ mô và 2) các trường đại học công lập mở thêm các kỳ tuyển sinh các khóa học liên quan đến CNTT và kỹ thuật. Chúng tôi cũng lưu ý rằng chương trình đào tạo công nghệ bán dẫn của Tổ chức giáo dục FPT đã thu hút hơn 1.300 sinh viên trong năm nay, đánh dấu sự đóng góp ban đầu vào chiến lược của quốc gia nhằm phát triển ít nhất 50.000 kỹ sư bán dẫn vào năm 2030.
Việc ra mắt FPT Factory có thể là tiềm năng tăng trưởng mảng CNTT từ năm 2025
Trong giữa tháng 11/2024, FPT đã chính thức ra mắt FPT AI Factory tại Việt Nam và Nhật Bản, cùng với công bố hệ sinh thái đối tác với NVIDIA, SCSK, ASUS, Hewlett Packard Enterprise, VAST Data, và DDN (xem chi tiết tại Phụ lục 2) để thúc đẩy phát triển và vận hành của dự án.
So với cơ sở hạ tầng AI của các đối thủ tại Nhật Bản, FPT AI Factory là một giải pháp toàn diện để phát triển AI từ đầu đến cuối. Trên thực tế, thay vì chỉ cung cấp dịch vụ đám mây GPU (Đơn vị xử lý đồ họa) như mộ số công ty cùng ngành tại Nhật Bản (như SAKURA Internet Inc.), FPT còn cung cấp thêm các công cụ/nền tảng khác để hỗ trợ việc xử lý dữ liệu, đào tạo/tinh chỉnh mô hình và giúp khách hàng mở rộng mô hình về quy mô và số lượng sử dụng. Nhìn chung, FPT AI Factory bao gồm 4 nhóm sản phẩm chính: FPT AI Infrastructure, FPT AI Studio, FPT AI Inference and FPT AI Agents. Liên quan đến chiến lược giá, FPT không đặt mục tiêu với mức giá cao như các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lớn trên toàn cầu như Google và Microsoft, mà tương tự như các các công ty cùng ngành tại Nhật Bản. Chúng tôi cũng lưu ý rằng dịch vụ đám mây GPU của FPT sẽ được hỗ trợ bởi chip GPU NVIDIA H200 Tensor Core tại Nhật Bản và GPU NVIDIA H100 Tensor Core tại Việt Nam.
Tính khẩn cấp về chuyển đổi số và thiếu hụt lao động CNTT của Nhật Bản tạo ra một điều kiện lý tưởng cho FPT AI Factory. Kể từ năm 2018, chính phủ Nhật Bản đã cảnh báo về khả năng nền kinh tế sẽ mất đến 12 nghìn tỷ JPY mỗi năm sau năm 2025 (tương đương khoảng 2% GDP hàng năm của Nhật Bản), nếu các “hệ thống kế thừa” cũ và phức tạp hiện tại vẫn được duy trì, điều này cho thấy nhu cầu cấp bách về chuyển đổi số và hiện đại hóa. Mặc dù đã có những nỗ lực, quá trình chuyển đổi số tại Nhật Bản vẫn theo sau Mỹ và nhiều quốc gia trong Châu Âu (như Thuỵ Sĩ, Đan Mạch, Thụy Điển, Hà lan, Na Uy, Anh, Pháp, Luxembourg, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) và kể cả một số nước APAC (như Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc và Úc), theo Bảng xếp hạng Năng lực Cạnh tranh Kỹ thuật số Thế giới của Viện Phát triển Quản lý (IMD) năm 2024. Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC), thiếu hụt lao động, đặc biệt là lực lượng lao động kỹ thuật số (như chuyên gia AI/phân tích dữ liệu và thiết kế UI/UX), là một trong những lý do chính khiến quá trình số hóa diễn ra chậm chạp. Chúng tôi cũng lưu ý rằng dân số Nhật Bản đang già hóa và nhóm dân số nằm trong độ tuổi lao động đang giảm sút, điều này cho thấy cơ hội cho các công ty CNTT nước ngoài. Do đó, chúng tôi cho rằng những điều này sẽ hỗ trợ triển vọng tăng trưởng cho AI FPT Factory.
FPT AI Factory có thể bắt đầu đóng góp đáng kể từ năm 2025. Theo FPT, công ty đang nhận đơn đặt hàng trước và đặt mục tiêu dự án sẽ tạo ra doanh thu từ năm 2025, với mục tiêu doanh thu là khoảng 100 triệu USD (công suất hoạt động là 90%), với biên lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao khoảng 50% và tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) khoảng 25%, có khả năng sẽ được phân loại vào mảng CNTT trong nước (ghi nhận dưới công ty FPT Smart Cloud). Chúng tôi ước tính rằng doanh thu này tương đương khoảng 5% ước tính doanh thu mảng CNTT năm 2024 của chúng tôi.
Triển vọng lợi nhuận
Với năm 2025, chúng tôi dự báo tăng trưởng LNTT cao hơn (so với năm 2024), chủ yếu nhờ mảng CNTT nước ngoài tiếp đà tăng trưởng và doanh thu từ FPT AI Factory. Theo đó, chúng tôi dự báo tăng trưởng NPATMI năm 2025 đạt 27% svck:
Sang năm 2026, chúng tôi dự báo doanh thu, LNTT và NPATMI sẽ lần lượt đạt 91,2 nghìn tỷ đồng (+18% svck), 16,5 nghìn tỷ đồng (+20% svck) và 12,4 nghìn tỷ đồng (+23% svck). Chúng tôi kỳ vọng đà tăng trưởng CNTT nước ngoài sẽ tiếp tục và trở thành động lực tăng trưởng chính trong dài hạn
Tóm tắt định giá
Chúng tôi duy trì P/E mục tiêu cho mảng viễn thông (17x) và giáo dục (23x) và gần như không đổi ước tính lợi nhuận năm 2024. Tuy nhiên, chúng tôi điều chỉnh tăng 6% ước tính NPATMI năm 2025 do chúng tôi tính đến triển vọng hoạt động của FPT AI Factory. Với những diễn biến gần đây, chúng tôi cho rằng FPT có thể tiếp tục gia tăng thị phần tại thị trường nước ngoài, điều này sẽ hỗ trợ mảng CNTT. Do đó, chúng tôi điều chỉnh tăng P/E mục tiêu mảng CNTT lên 30x (từ 23x). Với tiềm năng tăng giá là 34%, chúng tôi nâng khuyến nghị từ KHẢ QUAN lên MUA đối với cổ phiếu FPT, với giá mục tiêu theo pp SOTP 12 tháng là 186.300 đồng/cổ phiếu (từ 153.100 đồng/cổ phiếu).
Yếu tố hỗ trợ tăng đối với dự báo
Rủi ro giảm đối với dự báo của chúng tôi