Nguồn: SSI
Khởi động Công viên Logistics mới
Trong Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, công ty đã công bố sẽ tận dụng mảng kinh doanh hiện tại và đầu tư vào lĩnh vực logistics để tích hợp sâu hơn vào chuỗi cung ứng sản xuất và phân phối, giúp hoàn thiện mạng lưới logistics toàn quốc, từ đó giảm chi phí logistics trên toàn quốc. Công ty đang xem xét 3 phương án: logistics B2B cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, giao hàng B2C cho thương mại điện tử xuyên biên giới, và dịch vụ logistics B2B biên giới thông minh.
Vào tháng 12/2024, VTP sẽ bắt đầu vận hành khoản đầu tư đầu tiên vào dịch vụ logistics biên giới thông minh B2B tại Cửa khẩu Hữu Nghị – tỉnh Lạng Sơn, với tên gọi là Công viên Logistics Viettel Lạng Sơn. Dự án được vận hành trên hạ tầng rộng 144 ha thuê từ Công ty Cổ phần Trung chuyển Lạng Sơn (nhà đầu tư cơ sở hạ tầng với tổng vốn đầu tư là 3,3 nghìn tỷ đồng) và Viettel Post sẽ là đơn vị vận hành dự án.
VTP đang giao dịch với P/E dự phóng năm 2025 là 36x (không bao gồm công viên logistics mới), cao hơn nhiều so với mức P/E trung bình của các công ty trong ngành giao hàng nhanh trong khu vực là 20x và có thể đang phản ánh tiềm năng của các mảng kinh doanh mới. Chúng tôi sẽ cung cấp báo cáo cập nhật về Công viên Logistics sau khi tham dự lễ khởi công. Chúng tôi hiện duy trì ước tính hiện tại và sẽ cung cấp ước tính và định giá mới trong báo cáo sắp tới.
Hướng tăng trưởng mới – Thương mại điện tử xuyên biên giới, giải pháp thông minh cho cửa khẩu và logistics
Trong Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, công ty đã công bố sẽ tận dụng mảng kinh doanh hiện tại và đầu tư vào lĩnh vực logistics để tích hợp sâu hơn vào chuỗi cung ứng sản xuất và phân phối, giúp hoàn thiện mạng lưới logistics toàn quốc, từ đó giảm chi phí logistics trên toàn quốc.
Hiện tại, chúng tôi nhận thấy công ty đang xem xét các phương án để đầu tư vào 3 mảng chính: (i) logistics B2B cho các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ (đã bắt đầu từ năm 2023 với các khách hàng chính như Bibomart, Guardian...), (ii) giao hàng B2C cho thương mại điện tử xuyên biên giới, và (iii) dịch vụ logistics B2B biên giới thông minh. Chúng tôi cho rằng Công viên Logistics Lạng Sơn mặc dù mới là khoản đầu tư đầu tiên vào cơ sở hạ tầng, nhưng sẽ đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng logistics của Viettel Post, do có thể phục vụ cả xuất và nhập khẩu truyền thống và tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa thương mại điện tử giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Chúng tôi cho rằng công ty đang cố gắng tìm một hướng tăng trưởng mới do dịch vụ giao hàng nhanh B2C cho thương mại điện tử trong nước đã trở nên quá cạnh tranh, mặc dù lợi nhuận còn hạn chế. Tuy nhiên, còn quá sớm để đưa ra nhận xét hay dự báo về mức thu nhập mà các dòng kinh doanh mới này sẽ tạo ra, do công ty chưa công bố thêm thông tin về khoản đầu tư này. Do đó, chúng tôi chưa đưa vào mô hình dự báo hiện tại.
Chúng tôi xin cung cấp một vài số liệu để giúp người đọc có góc nhìn sơ lược về quy mô thị trường của mảng kinh doanh mới này như sau:
Công viên Logistics Lạng Sơn Viettel – Hạ tầng quan trọng đầu tiên cho mảng kinh doanh mới
Theo thông cáo báo chí gần đây, Viettel Post sẽ bắt đầu vận hành Công viên Logistics Lạng Sơn vào ngày 11/12/2024, dựa trên hạ tầng rộng 144 ha thuê từ Công ty Cổ phần Trung chuyển Lạng Sơn (nhà đầu tư cơ sở hạ tầng với tổng vốn đầu tư là 3,3 nghìn tỷ đồng) và Viettel Post sẽ là đơn vị vận hành dự án. Giai đoạn 1 của hạ tầng (58 ha) đã bắt đầu được xây dựng từ năm 2019 và sẽ hoàn thành vào tháng 12/2024, và Viettel Post sẽ tổ chức lễ khởi công cho Giai đoạn 1 của dự án này. Công suất của Giai đoạn 1 của dự án được công bố là 336.000 xe tải/năm hoặc 930 xe tải/ngày, và sẽ tăng lên 561.000 xe tải/năm vào năm 2030.
Về công viên logistics mới, các dịch vụ chính được cung cấp bao gồm:
Để tính toán sơ bộ về đóng góp tiềm năng của Công viên Logistics mới: Nếu chúng tôi giả định doanh thu trung bình là 6 triệu đồng/TEU (dựa trên nghiên cứu ngành), quy mô thị trường của khu vực cửa khẩu Hữu Nghị có thể đạt 3 nghìn tỷ đồng/năm. Với giả định thị phần ban đầu là 30% và biên lợi nhuận trước thuế là 10%, doanh thu hàng năm và lợi nhuận trước thuế của Viettel Post cho mảng này có thể lần lượt đạt 900 tỷ đồng và 90 tỷ đồng, tương đương với 10% doanh thu cốt lõi năm 2023 và 20% lợi nhuận trước thuế năm 2023.
Chúng tôi lưu ý rằng đây mới là một tính toán sơ bộ và chưa bao gồm nhiều yếu tố khác như động lực cạnh tranh thị trường (ví dụ, công ty Khang Việt Hà, một công ty tư nhân với các đối tác logistics chính là ALS, Vinh Kiệt và ILS, vừa tổ chức lễ khởi công cho một dự án tương tự tại cửa khẩu Hữu Nghị ở Lạng Sơn trong tháng này), và/hoặc sự cộng hưởng giữa các mảng, nhưng có thể giúp các nhà đầu tư có cái nhìn sơ lược về dự án sắp tới.
Luận điểm đầu tư
VTP đang giao dịch với P/E dự phóng năm 2025 là 36x (không bao gồm công viên logistics mới), cao hơn nhiều so với mức P/E trung bình của các công ty trong ngành giao hàng nhanh trong khu vực là 20x và có thể đang phản ánh tiềm năng của các mảng kinh doanh mới. Chúng tôi sẽ cung cấp báo cáo cập nhật về Công viên Logistics sau khi tham dự lễ khởi công, bao gồm khả năng tạo thu nhập và sự phát triển trong trung hạn của mảng kinh doanh mới này. Chúng tôi hiện duy trì ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2024 và 2025 lần lượt là 513 tỷ đồng (+6% svck) và 619 tỷ đồng (+20% svck). Lũy kế 9T2024, VTP đạt doanh thu hợp nhất 15 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9% svck và lợi nhuận trước thuế 316 tỷ đồng, giảm 8,6% svck, hoàn thành 62% dự báo cả năm của chúng tôi và thấp hơn kỳ vọng của chúng tôi cho năm 2024. Chúng tôi đang điều chỉnh giá mục tiêu và sẽ cập nhật trong báo cáo sắp tới.