Cập nhật Kinh tế vĩ mô: Tâm điểm CPI tại Mỹ & thương mại tại Trung Quốc

Nguồn: HSC

Tâm điểm CPI tại Mỹ & thương mại tại Trung Quốc 

 

 

Tóm tắt

  • Thị trường kỳ vọng lạm phát tổng thể tại Mỹ sẽ tăng 0,3% so với tháng trước trong tháng 6/2023, tương đương tăng 3,1% so với cùng kỳ nhờ chi phí năng lượng giảm. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản được dự báo vẫn sẽ tăng mạnh 5% so với cùng kỳ.
  • Lạm phát tại Trung Quốc được dự báo sẽ vẫn ở mức thấp là tăng 0,2% trong tháng 6/2023 trong bối cảnh giá năng lượng tiếp tục xu hướng giảm trong tháng. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu nhiều khả năng sẽ vẫn giảm 3,1% trong tháng 6/2023, so với giảm 7,5% trong tháng 5/2023.
  • Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ giảm mạnh hơn ở mức 11,4% trong tháng 6/2023, cho thấy nhu cầu toàn cầu vẫn yếu. Bất chấp áp lực lên đồng VND gia tăng, chỉ số VNIndex vẫn tăng 1,6% trong tuần nhờ tác động tích cực từ động thái giảm lãi suất.

Các số liệu kinh tế vĩ mô chính công bố trong tuần

Những thông tin chính trong tuần này bao gồm lạm phát tại Mỹ và Trung Quốc và hoạt động thương mại tại Trung Quốc trong tháng 6/2023. Thị tường kỳ vọng lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ hạ nhiệt xuống 3,1% so với cùng kỳ trong tháng 4/2023. Trong khi đó, CPI tại Trung Quốc được dự báo sẽ tăng nhẹ 0,2% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu tại Trung Quốc nhiều khả năng sẽ giảm 3,1% so với cùng kỳ trong tháng 6/2023, tháng giảm thứ 2 liên tiếp.

Tại Việt Nam, Tổng cục Hải quan sẽ công bố số liệu thương mại tháng 6/2023 vào thứ ba. Kim ngạch xuất khẩu được dự báo sẽ giảm 11,4% so với cùng kỳ, so với giảm 9,1% so với cùng kỳ trong tháng 5/2023, cho thấy nhu cầu toàn cầu vẫn yếu.

Tỷ giá USD/VND giao ngay (niêm yết tại VCB) tăng lên 23.625 (tăng 0,255%), cho thấy áp lực lên tỷ giá gia tăng trong tuần thứ 2 liên tiếp, từ đó khiến thị trường liên ngân hàng tăng nhẹ trong tuần mặc dù vẫn duy trì ở mức thấp. Ngoài ra, chỉ số VNIndex tăng 1,6% (so với giảm 0,8% trong tuần trước), đóng cửa tại 1.138,07, chủ yếu nhờ tác động tích cực từ động thái giảm lãi suất và thanh khoản trong hệ thống ngân hàng cải thiện.

1. Mỹ

Lạm phát tháng 6/2023

Thị trường kỳ vọng lạm phát tổng thể sẽ tăng 0,3% so với tháng trước trong tháng 6/2023, tương đương tăng 3,1% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lạm phát cơ bản được kỳ vọng sẽ hạ nhiệt xuống tăng 5% so với cùng kỳ, so với tăng 5,3% so với cùng kỳ trong tháng 5/2023.

Trong tháng trước, lạm phát tổng thể hạ nhiệt xuống tăng 4% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ chi phí năng lượng giảm. Lạm phát thực phẩm cũng hạ nhiệt xuống tăng 6,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, các mặt hàng khác như phương tiện mới, đồ may mặc, nhà ở và dịch vụ vận tải tăng giá nhẹ hơn.

Niềm tin tiêu dùng tháng 7/2023

Thị trường dự báo niềm tin tiêu dùng trong tháng 7/2023 sẽ cải thiện nhẹ.

Trong tháng trước, niềm tin tiêu dùng đạt mức cao nhất trong 4 tháng. Cả điều kiện kinh tế hiện tại và kỳ vọng của người tiêu dùng đều cho thấy sự cải thiện. Niềm tin tiêu dùng cải thiện có thể nhờ tháo gỡ cuộc khủng hoảng trần nợ công và những tín hiệu tích cực khi lạm phát giảm nhẹ. Tuy nhiên, tình hình tài chính cá nhân không thay đổi, người tiêu dùng vẫn cảm thấy gánh nặng về giá cả và chi phí cao. Trong khi đó, người tiêu dùng kỳ vọng lạm phát trong năm tới sẽ giảm (xuống 3,3%) trong tháng thứ 2 liên tiếp, trong khi kỳ vọng lạm phát dài hạn vẫn ổn định ở mức khoảng 3% kể từ tháng 5/2023.

2. Trung Quốc

Lạm phát tháng 6/2023

Lạm phát tổng thể được dự báo sẽ vẫn ở mức thấp, tăng 0,2% so với cùng kỳ, do giá năng lượng giảm.

Trong tháng trước, lạm phát tăng 0,2% so với cùng kỳ, so với tăng 0,1% so với cùng kỳ trong tháng 4/2023. Lạm phát thực phẩm tăng 1% so với cùng kỳ trong khi lạm phát phi thực phẩm vẫn tăng ổn định 0,1% so với cùng kỳ do chi phí giao thông và nhà ở tiếp tục giảm, bù đắp chi phí y tế và giáo dục tăng.

Hoạt động thương mại tháng 6/2023

Thị trường sẽ chờ đợi tình hình hoạt động xuất khẩu trong tháng 6/2023. Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu giảm 7,5% so với cùng kỳ, đảo chiều so với tăng 8,5% so với cùng kỳ trong tháng 4/2023 và là tháng giảm đầu tiên kể từ tháng 2/2023. Lưu ý, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ giảm 18,2% so với cùng kỳ, trong khi kim ngạch xuất khẩu sang EU giảm 26,6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang Nga tăng mạnh 114% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ mặt hàng năng lượng. Trong 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu tăng 0,3% so với cùng kỳ.

3. Việt Nam

Tổng cục Hải quan sẽ công bố số liệu thương mại tháng 6/2023 vào thứ ba. Kim ngạch xuất khẩu được dự báo sẽ giảm 11,4% so với cùng kỳ, so với giảm 9,1% so với cùng kỳ trong tháng 5/2023, cho thấy nhu cầu toàn cầu vẫn yếu. Về mặt tích cực, thặng dư thương mại được ghi nhận trong tháng thứ 13 liên tiếp, hỗ trợ đồng VND ổn định. Tỷ giá USD/VND giao ngay (niêm yết tại VCB) tăng lên 23.625 (tăng 0,255%), cho thấy áp lực lên tỷ giá gia tăng trong tuần thứ 2 liên tiếp, từ đó khiến thị trường liên ngân hàng tăng nhẹ trong tuần. Ngoài ra, chỉ số VNIndex tăng 1,6% (so với giảm 0,8% trong tuần trước), đóng cửa tại 1.138,07.

Hoạt động thương mại

Trong tháng 6/2023, kim ngạch xuất khẩu được dự báo sẽ giảm 11,4% so với cùng kỳ, so với giảm 9,1% so với cùng kỳ trong tháng 5/2023, trong khi kim ngạch nhập khẩu được dự báo cũng sẽ giảm 16,9% so với cùng kỳ, so với giảm 20,8% so với cùng kỳ trong tháng trước. Theo ước tính sơ bộ của Tổng cục Thống kê, thặng dư thương mại ước tính đạt 2,6 tỷ USD trong tháng, tương đương thặng dư thương mại trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt 12,3 tỷ USD, so với thặng dư 1,2 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2022 (Bảng 2).

Cập nhật hàng tuần xu hướng thị trường chứng khoán và biến động tỷ giá

HSC cập nhật xu hướng thị trường chứng khoán và biến động tỷ giá trong Biểu đồ 3 & 4.