Nguồn: HSC
Tập trung vào GDP Trung Quốc
Tóm tắt
I. Thế giới
Những thông tin chính trong tuần này bao gồm GDP Q4/2022 tại Trung Quốc, doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ và giá trị sản xuất công nghiệp tại Mỹ và Trung Quốc trong tháng 12/2022, và CPI chính thức tại khu vực Eurozone. GDP tại Trung Quốc được dự báo sẽ giảm tốc đáng kể trong Q4/2022, tăng 1,8% so với cùng kỳ so với tăng 3,9% so với cùng kỳ trong Q3/2022. Trong khi đó, doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ được dự báo sẽ giảm 7,8% so với cùng kỳ trong tháng 12/2022, so với giảm 5,9% so với cùng kỳ trong tháng 11/2022. Tại Mỹ, thị trường dự báo doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ sẽ giảm 0,8% so với tháng trước, cho thấy tình hình tài chính thắt chặt hơn tiếp tục làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng. Trong khi đó, CPI chính thức tháng 12/2022 tại khu vực Eurozone được kỳ vọng sẽ sát với số liệu sơ bộ, tăng chậm lại ở mức 9,2% so với cùng kỳ, so với tăng 10,1% so với cùng kỳ trong tháng trước đó.
1. Mỹ
Giá trị sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ tháng 12/2022
Giá trị sản xuất công nghiệp được dự báo sẽ giảm 0,1% so với tháng trước. Trong tháng 11/2022, giá trị sản xuất công nghiệp giảm 0,2% so với tháng trước, sau khi giảm 0,1% so với tháng trước trong tháng 10/2022 do lãi suất và chi phí gia tăng gây áp lực tới nhu cầu. Sản lượng sản xuất giảm 0,6% so với tháng trước. Khai khoáng giảm 0,7% so với tháng trước trong khi tiện ích tăng 3,6% so với tháng trước.
Trong khi đó, thị trường dự báo doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ sẽ giảm 0,8% so với tháng trước, cho thấy tình hình tài chính thắt chặt hơn tiếp tục làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng. Lưu ý, doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ tại Mỹ giảm 0,6% so với tháng trước trong tháng 11/2022, mức giảm mạnh nhất trong năm 2022, với doanh số đồ nội thất (giảm 2,6% so với tháng trước), vật liệu xây dựng (giảm 2,5% so với tháng trước) và ô tô (giảm 2,3% so với tháng trước) giảm mạnh nhất trong kỳ nghỉ lễ. Doanh số sụt giảm khác bao gồm đồ điện tử (giảm 1,5% so với tháng trước). Ngược lại, doanh số dịch vụ thực phẩm & đồ uống (tăng 0,9% so với tháng trước) cùng với thực phẩm & đồ uống (tăng 0,8% so với tháng trước) gia tăng.
2. Trung Quốc
GDP Q4/2022 và cả năm 2022
GDP Q4/2022 được dự báo sẽ tăng chậm lại đáng kể ở mức 1,8% so với cùng kỳ, so với tăng 3,9% so với cùng kỳ trong Q3/2022. Trong 9 tháng đầu năm 2022, GDP tại Trung Quốc tăng 3% so với cùng kỳ. Trong cả năm 2022, GDP được dự báo sẽ tăng trưởng 2,8% so với 8,4% trong năm 2021, thấp hơn đáng kể so với mục tiêu chính thức của chính phủ là 5,5%.
Giá trị sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ tháng 12/2022
Thị trường kỳ vọng giá trị sản xuất công nghiệp sẽ tăng chậm lại ở mức 0,5% so với cùng kỳ, do nhiều công nhân nhà máy phải nghỉ ốm do dịch COVID-19 bùng phát. Giá trị sản xuất công nghiệp tại Trung Quốc tăng 2,2% so với cùng kỳ trong tháng 11/2022, chậm lại so với mức tăng 5,0% so với cùng kỳ trong tháng 10/2022.
Trong khi đó, thị trường dự báo doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ sẽ giảm 7,8% so với cùng kỳ trong tháng 12/2022 do dịch COVID-19 bùng phát mạnh nhiều khả năng sẽ làm suy yếu tiêu dùng tại chỗ. Doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ tại Trung Quốc giảm 5,9% so với cùng kỳ, so với giảm 0,5% so với cùng kỳ trong tháng 10/2022. Trong 11 tháng đầu năm 2022, doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ giảm nhẹ 0,1% so với cùng kỳ.
Lãi suất chính sách
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC), được dự báo sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách trong kỳ họp thứ 5 liên tiếp, lần lượt ở mức 3,65% và 4,3% đối với lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 1 năm và 5 năm.
3. Khu vực Eurozone
CPI chính thức tháng 12/2022
Thị trường kỳ vọng CPI sẽ sát với số liệu sơ bộ với lạm phát tổng thể tăng chậm lại ở mức 9,2% so với cùng kỳ, so với tăng 10,1% so với cùng kỳ trong tháng 11/2022.
Số liệu sơ bộ cho thấy lạm phát đang ở mức thấp nhất trong 4 tháng. Chi phí năng lượng tăng chậm lại (tăng 25,7% so với cùng kỳ), trong khi chi phí thực phẩm, rượu bia & thuốc lá (tăng 13,8% so với cùng kỳ), hàng hóa phi công nghiệp (tăng 6,4% so với cùng kỳ) và dịch vụ (tăng 4,4% so với cùng kỳ) tiếp tục tăng. CPI giảm 0,3% so với tháng trước, tháng giảm thứ 2 liên tiếp, là tín hiệu tích cực cho thấy lạm phát tại khu vực Eurozone có thể đã đạt đỉnh.
II. Việt Nam
Tổng cục Hải quan sẽ công bố số liệu thương mại 2 tuần đầu tháng 1/2023 vào thứ tư. kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu được dự báo sẽ giảm lần lượt 5,2% so với cùng kỳ và 9,3% so với cùng kỳ, so với giảm lần lượt 17,6% và 17,8% so với cùng kỳ trong 2 tuần cuối tháng 12/2022, do nhu cầu toàn cầu chững lại. Ngoài ra, tỷ giá USD/VND giao ngay (niêm yết tại VCB) giảm xuống 23.435 (giảm 0,213%), cho thấy áp lực lên thị trường ngoại hối giảm trong tuần thứ 3 liên tiếp. Trong khi đó, chỉ số VNIndex tăng 0,8% (so với tăng 4,2% trong tuần trước), đóng cửa tại 1.060,17.
Hoạt động thương mại 2 tuần đầu tháng 1/2023
Trong 2 tuần đầu tháng 1/2023, kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu được dự báo sẽ giảm lần lượt 5,2% so với cùng kỳ và 9,3% so với cùng kỳ, so với giảm lần lượt 17,6% và 17,8% so với cùng kỳ trong 2 tuần cuối tháng 12/2022, do nhu cầu toàn cầu chững lại.