Nguồn: HSC
Thương mại hưởng lợi trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và EU
Tăng trưởng thương mại tháng 9/2024 giảm tốc do bão Yagi
Trong tháng 9/2024, KNXK và KNNK tăng chậm lại lần lượt ở mức 10,8% và 11,1% so với cùng kỳ (so với tăng lần lượt 15,2% và 14,7% so với cùng kỳ trong tháng 8/2024), cao hơn dự báo của chúng tôi là tăng lần lượt 7,5% và 9,7% so với cùng kỳ, do ảnh hưởng bão Yagi.
Tín chung 9T đầu 2024, KNXK và KNNK tăng lần lượt 15,4% và 17,3% so với cùng kỳ, so với giảm lần lượt 8,2% và 13,9% so với cùng kỳ trong 9T đầu năm 2023. Từ đó, thặng dư thương mại kể từ đầu năm đạt 20,8 tỷ USD (so với thặng dư 22,1 tỷ USD trong 9T đầu 2023).
Mỹ tiếp tục là động lực tăng trưởng KNXK trong khi Trung Quốc vẫn đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng KNNK
Trong tháng 9/2024, KNXK sang Mỹ vẫn tăng trưởng tốt ở mức 22,6% so với cùng kỳ (so với tăng 31% so với cùng kỳ trong tháng 8/2024) (Biểu đồ 4), nhờ các sản phẩm máy móc (tăng 28,9% so với cùng kỳ), CNTT (tăng 18,1% so với cùng kỳ) và dệt may (tăng 21,9% so với cùng kỳ). Kể từ tháng 11/2023, thị trường Mỹ vẫn là thị trường đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng KNXK.
KNXK sang EU tăng chậm lại ở mức 12% so với cùng kỳ trong tháng 9/2024 (so với tăng 23,7% so với cùng kỳ trong tháng 8/2024), chủ yếu do (1) các sản phẩm máy móc tăng trưởng chậm lại và (2) KNXK các sản phẩm CNTT sụt giảm. Trong khi đó, KNXK sang Trung Quốc vẫn ảm đạm, giảm 3,1% so với cùng kỳ trong tháng 9/2024 (so với giảm 1,6% so với cùng kỳ trong tháng 8/2024), do KNXK các sản phẩm CNTT sụt giảm (giảm 6,2% so với cùng kỳ) và (2) mức nền cao hơn. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là thị trường đóng góp lớn nhất vào KNNK với KNNK từ thị trường này tăng 17,4% so với cùng kỳ trong tháng 9/2024 (so với tăng 26,6% so với cùng kỳ trong tháng 8/2024) (Biểu đồ 5).
Các sản phẩm CNTT tiếp tục chững lại trong tháng 9/2024
Tăng trưởng kim ngạch thương mại các sản phẩm CNTT tiếp tục giảm tốc trong tháng 9/2024 và không còn đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng thương mại. Cụ thể, KNXK và KNNK sản phẩm này tăng lần lượt 2,1% và 12,4% so với cùng kỳ trong T9/2024 (so với tăng lần lượt 9,3% và 16,2% svck trong T8/2024) (Biểu đồ 6 & 7).
Thương mại sản phẩm CNTT giảm tốc do (1) mức nền cao hơn và (2) KNXK điện thoại sụt giảm (giảm lần lượt 8,3% và 8,8% svck trong T9 và T8/2024). Theo chúng tôi, doanh số điện thoại thông minh của Apple và Samsung kém tích cực là một phần nguyên nhân.
Thương mại sản phẩm máy móc vẫn tích cực trong T9 với KNXK và KNNK tăng 22,9% và 12,6% so với cùng kỳ (so với tăng lần lượt 31,3% và 21,4% svck trong T8).
Tương tự, thương mại các mặt hàng liên quan đến dệt may trong tháng 9 tiếp tục tăng trưởng ổn định trong tháng thứ 3 liên tiếp với KNXK và KNNK tăng lần lượt 14,7% và 15,6% so với cùng kỳ (so với tăng lần lượt 16,3% và 15,4% svck trong T8).
HSC giữ nguyên dự báo KNXK và KNNK năm 2024
Trong tháng 10/2024, HSC dự báo KNXK và KNNK sẽ tăng nhanh lên lần lượt 13,9% và 14,8% so với cùng kỳ nhờ hoạt động sản xuất trở lại bình thường. Chúng tôi giữ nguyên dự báo KNXK và KNNK tăng trưởng lần lượt 15% và 17,5% trong năm 2024 (so với giảm lần lượt 4,6% và 9,2% trong năm 2023). Cho năm 2025, chúng tôi tiếp tục dự báo KNXK và KNNK đều tăng 12%.
Căng thẳng Trung Quốc-EU gia tăng có thể hỗ trợ hoạt động thương mại của Việt Nam
Vào đầu tháng 10/2024, Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp CBPG đối với rượu nhập khẩu từ EU, từ đó làm gia tăng căng thẳng giữa hai bên. EU cũng đang điều tra các khoản trợ cấp của Trung Quốc cho tấm pin mặt trời và tua-bin gió, trong khi Trung Quốc đang điều tra các khoản trợ cấp của EU đối với sữa & thịt lợn xuất khẩu, điều này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa hai bên.
Mặc dù quan hệ EU và Trung Quốc khó có thể leo thang thành chiến tranh thương mại như giữa Mỹ và Trung Quốc, chúng tôi cho rằng những căng thẳng gần đây có thể sẽ là động lực tăng trưởng cho các sản phẩm made-in-Vietnam để giành thêm thị phần ở thị trường EU. Mặc dù hiệp định EVFTA đã có hiệu lực từ năm 2020 nhưng thị phần của Việt Nam trong KNNK của EU vẫn không có nhiều cải thiện cho đến thời điểm hiện tại.