Cập nhật Kinh tế vĩ mô: Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tăng trưởng mạnh nhất kể từ Q1/2021

Nguồn: HSC

Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tăng trưởng mạnh nhất kể từ Q1/2021

 

 

Tóm tắt

  • Tuần này sẽ không có nhiều thông tin đáng chú ý sau số liệu lạm phát tại Mỹ được công bố tuần trước. Theo đó, thị trường sẽ chú ý tới GDP Q2/2023 của Trung Quốc với kỳ vọng tăng 0,5% so với quý trước trong Q2/2023, tương đương tăng 7,3% so với cùng kỳ, mức tăng mạnh nhất kể từ Q1/2021 do mức nền thấp cùng kỳ năm ngoái.
  • Trong tháng 6/2023, doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ tại Mỹ được kỳ vọng sẽ tăng 0,5% so với tháng trước, cho thấy nhu cầu tiêu dùng ổn định, trong khi thương mại trong nước của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng 3,2% so với cùng kỳ, so với tăng 12,7% so với cùng kỳ trong tháng 5/2023.
  • Trung Quốc nhiều khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách để thúc đẩy tăng trưởng do những thách thức gia tăng trong bối cảnh lạm phát liên tục suy giảm.
  • Tại Việt Nam, nhờ niềm tin tiêu dùng cải thiện tại các đối tác thương mại chính (EU và Mỹ), kim ngạch xuất khẩu được kỳ vọng sẽ chỉ giảm 2,6% so với cùng kỳ trong nửa đầu tháng 7/2023.

1. Mỹ

Doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ và giá trị sản xuất công nghiệp tháng 6/2023

Doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ tháng 6/2023 nhiều khả năng sẽ tăng 0,5% so với tháng trước, cho thấy nhu cầu tiêu dùng vẫn tích cực, trong khi giá trị sản xuất công nghiệp nhiều khả năng sẽ đi ngang.

Trong tháng trước, doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ bất ngờ tăng 0,3% so với tháng trước, so với tăng 0,4% so với tháng trước trong tháng 4/2023. Chi tiêu tiêu dùng vẫn mạnh mẽ. Doanh số tăng mạnh đối với vật liệu xây dựng, thiết bị làm vườn, ô tô và phụ tùng cùng với dịch vụ ăn uống. Doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ cơ bản, không bao gồm một số mặt hàng, tăng 0,2% so với tháng trước, sau khi tăng 0,6% so với tháng trước trong tháng 4/2023.

Trong khi đó, giá trị sản xuất công nghiệp giảm 0,2% so với tháng trước trong tháng 5/2023, do sản lượng khai khoáng và tiện ích giảm lần lượt 0,4% và 1,8% so với tháng trước. Mặt khác, hoạt động sản xuất giảm 0,1% so với tháng trước.

2. Trung Quốc

GDP Q2/2023

Thị trường kỳ vọng GDP tại Trung Quốc sẽ tăng 0,5% so với quý trước trong Q2/2023, tương đương tăng 7,3% so với cùng kỳ, mức tăng mạnh nhất kể từ Q1/2021 do mức nền thấp cùng kỳ năm ngoái.

GDP của Trung Quốc tăng 4,5% so với cùng kỳ trong Q1/2023 với doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ và giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng vững chắc, trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu cũng cho thấy sự hồi phục trong tháng 3/2023, hỗ trợ thặng dư thương mại cải thiện. Tuy nhiên, theo cơ quan thống kê Trung Quốc, nền tảng của sự phục hồi vẫn chưa vững chắc do tình hình kinh tế toàn cầu phức tạp và nhu cầu nội địa không đủ bù đắp. Trung Quốc đặt mục tiêu GDP tăng trưởng 5% trong năm 2023 sau khi không đạt mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm 2022.

Doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ và giá trị sản xuất công nghiệp tháng 6/2023

Thị trường kỳ vọng doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ và giá trị sản xuất công nghiệp sẽ tăng lần lượt 3,2% và 2,7% so với cùng kỳ trong tháng 6/2023.

Doanh số bán lẻ hàng hóa & dịch vụ tăng 12,7% so với cùng kỳ trong tháng 5/2023. Trong đó, doanh số sản phẩm dầu mỏ tăng vừa phải trong khi doanh số văn phòng phẩm và vật liệu xây dựng giảm. Tuy nhiên, doanh số một số mặt hàng tăng mạnh hơn bao gồm: quần áo, thuốc lá và rượu bia, đồ nội thất, ô tô và các sản phẩm khác. Doanh số thiết bị truyền thông và điện máy đều tăng trở lại sau khi giảm trong tháng 4/2023. Nhìn chung, thương mại bán lẻ trong 5 tháng đầu năm 2023 tăng 9,3% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, giá trị sản xuất công nghiệp tăng chậm lại ở mức 3,5% so với cùng kỳ trong tháng 5/2023, chủ yếu do hoạt động sản xuất chững lại và hoạt động khai khoáng giảm. Nhìn chung, giá trị sản xuất công nghiệp trong 5 tháng đầu năm 2023 tăng 3,6% so với cùng kỳ.

Lãi suất chính sách

Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) được dự báo sẽ giữ nguyên mức lãi suất chính sách trong kỳ họp thứ 7 liên tiếp với lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 1 năm và 5 năm lần lượt ở mức 3,55% và 4,2%.

Trong tháng trước, PBoC đã hạ 10 điểm cơ bản lãi suất cơ bản cho vay kỳ hạn 1 năm và 5 năm lần đầu kể từ tháng 8/2022 do chính quyền Trung Quốc tìm cách thúc đẩy tăng trưởng. Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với xu hướng giảm lạm phát trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng và chi tiêu kinh doanh ảm đạm.

3. Việt Nam

Tổng cục Hải quan sẽ công bố số liệu 2 tuần đầu tháng 7/2023 vào thứ tư. Kim ngạch xuất khẩu được dự báo sẽ giảm 2,6% so với cùng kỳ, so với giảm 12,3% so với cùng kỳ trong nửa cuối tháng 6/2023, với kỳ vọng niềm tin tiêu dùng tại các đối tác thương mại chính (bao gồm khu vực Eurozone và Mỹ) cải thiện trong bối cảnh lạm phát tiếp tục hạ nhiệt. Ngoài ra, tỷ giá USD/VND giao ngay (niêm yết tại VCB) giữ nguyên ở mức 23.625, cho thấy áp lực lên tỷ giá hạ nhiệt, nhờ xu hướng suy yếu của chỉ số DXY trong tuần. Ngoài ra, chỉ số VNIndex tăng 2,7% (so với tăng 1,6% trong tuần trước đó), đóng cửa tại 1.168,40.

Hoạt động thương mại 2 tuần đầu tháng 7/2023

Kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu được dự báo sẽ giảm lần lượt 2,6% và 13,1% so với cùng kỳ trong nửa đầu tháng 7/2023, so với giảm lần lượt 12,3% và 18,4% so với cùng kỳ trong nửa cuối tháng 6/2023, nhờ niềm tin tiêu dùng tại các đối tác thương mại chính (như Mỹ) cải thiện so với tháng trước (Biểu đồ 2). Theo ước tính sơ bộ được công bố vào thứ sáu tuần trước, niềm tin tiêu dùng tại Mỹ đạt mức cao nhất trong gần 2 năm qua. Cả điều kiện kinh tế hiện tại và kỳ vọng của người tiêu dùng Mỹ đều cho thấy sự cải thiện, chủ yếu nhờ lạm phát tiếp tục hạ nhiệt cùng với sự ổn định của thị trường lao động.

Cập nhật hàng tuần xu hướng thị trường chứng khoán và biến động tỷ giá

HSC cập nhật xu hướng thị trường chứng khoán và biến động tỷ giá trong Biểu đồ 3 & 4.