Cập nhật nhanh: Khảo sát lần đầu của HSC về lĩnh vực AI

                                            Nguồn: HSC

Khảo sát lần đầu của HSC về lĩnh vực AI

 

 
  • Trước sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong thời gian gần đây, HSC đã thực hiện khảo sát các doanh nghiệp khuyến nghị để thấy được mức độ thâm nhập của AI và cách thức ứng dụng công nghệ này, cũng như đánh giá sự phát triển của công nghệ AI trên thế giới và tại Việt Nam.
  • Công nghệ AI dự báo sẽ đóng góp đáng kể vào GDP thế giới trong những năm tới, trong đó Mỹ sẽ hưởng lợi nhiều nhất. Việt Nam cũng có vị thế khá mạnh trong lĩnh vực AI nhờ sự hỗ trợ từ chính phủ, dân số trẻ và ngành CNTN trong nước khá phát triển.
  • Trong khảo sát của HSC, có 34 trong số 67 doanh nghiệp tham gia xác nhận đã sử dụng AI dưới một hình thức nhất định. Những ngành ứng dụng nhiều AI gồm: Tài chính, CNTT và Đa ngành (VIC). Doanh nghiệp đứng đầu cuộc khảo sát là FPT với số điểm ứng dụng AI cao nhất.
 
Khảo sát về AI
 
Trong số 67 doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát của HSC, chúng tôi nhận thấy có 51% đã sử dụng AI dưới một hình thức nhất định và 30% trong số các doanh nghiệp hiện chưa sử dụng AI
cho biết có ý định sử dụng AI trong tương lai. Dựa trên số liệu thu thập, cho đến hiện tại ngành Tài chính ứng dụng AI nhiều nhất. Tuy nhiên, nếu xét trên cơ sở bình quân ngành, ngành Tài chính vẫn đứng thứ 3, xếp sau CNTT và nhóm Đa ngành. Cụ thể, trong số 10 doanh nghiệp ứng dụng AI nhất nhiều, phần lớn thuộc ngành Tài chính, gồm FPT, MBB, TCB, BID, VPB, CTG, VIC, VIB, VCI và HDB (xếp theo thứ tự từ ứng dụng nhiều nhất đến ứng dụng ít nhất).
 
 
Cuộc đua AI đã bắt đầu
 
AI được dự báo đến năm 2030 sẽ đóng góp 15,7 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu (theo PWC) nhờ năng suất lao động được nâng cao thông qua sử dụng các ứng dụng AI mới. Mỹ được đánh giá là quốc gia đi đầu trong đầu tư vào công nghệ AI cũng như số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, chính phủ các nước có thể sẽ đưa ra các quy định nhằm quản lý lĩnh vực AI vì nhận thấy có những rủi ro tiềm ẩn.
 
Lĩnh vực AI được Chính phủ hỗ trợ và khu vực kinh tế tư nhân tích cực tham gia
 
Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ sự phát triển của công nghệ AI thông qua nhiều sáng kiến, từ đó giúp cải thiện rõ rệt sự phát triển của ngành AI trong nước. Ở khu vực kinh tế tư nhân, nhiều doanh nghiệp lớn đang sử dụng hay trong một số trường hợp đang xây dựng các ứng dụng AI. Có thể nhận thấy sự quan tâm đến lĩnh vực AI tại Việt Nam thông qua các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này (là các doanh nghiệp quy mô còn nhỏ nhưng hoạt động rất tích cực). Những yếu tố chủ chốt có thể giúp AI phát triển tại Việt Nam bao gồm: lực lượng lao động trẻ & được đào tạo tốt, sự hỗ trợ nhất quán của chính phủ, sự phát triển của công nghệ trong nước và chi phí nhân công tương đối thấp. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều thách thức khác, hiện Việt Nam còn thiếu nguồn nhân lực trình độ cao (và điều này đang được giải quyết) và thiếu nguồn dữ liệu có chất lượng, từ đó có thể hạn chế sự phát triển của ngành AI.