Chiến lược vĩ mô (I): Triển vọng của đồng VND trong năm 2023

Nguồn: HSC

Chiến lược vĩ mô (I): Triển vọng của đồng VND trong năm 2023

 

 

Tóm tắt

  • HSC dự báo đồng VND sẽ hồi phục với mức độ biến động nhẹ hơn. Theo dự báo mới, tỷ giá USD/VND tại thời điểm cuối năm 2023 và 2024 sẽ lần lượt là 23.500 và 23.400.
  • Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) năm 2023 được dự báo sẽ giảm xuống mức 4,5% so với mức tăng trưởng 10,5% trong năm 2022. Trung Quốc - thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam – sẽ trở thành thị trường thúc đẩy tăng trưởng chính của Việt Nam.
  • HSC dự báo KNXK của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8,3% trong năm 2023 sau khi tăng trưởng 3,8% trong năm 2022, trong khi KNXK sang khu vực Eurozone và Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại lần lượt 2,3% và 3,5% trong năm 2023 sau khi khi tăng trưởng lần lượt 16,9% và 13,6% trong năm 2022.
  • NHNN có dư địa để tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Nhờ CPI ở mức thấp, đợt tăng lãi suất chính sách gần đây thấp hơn so với 2 đợt tăng trước đó.

Nhận định về chính sách tiền tệ năm 2023

Đồng VND chạm đáy nhờ đồng USD giảm mạnh từ mức đỉnh khi chu kỳ tăng lãi suất của Fed sắp kết thúc và các chính sách phù hợp của NHNN Việt Nam. Thị trường hiện chỉ đang phản ánh kỳ vọng vào 2 đợt tăng lãi suất 25 điểm cơ bản của FOMC trong năm 2023 (so với mức tăng 425 điểm cơ bản trong năm 2022). Chỉ số CPI tổng thể của Mỹ cũng giảm mạnh trong tháng thứ 6 liên tiếp. Để ổn định đồng VND trong năm 2022, NHNN đã bán 20% dự trữ ngoại hối. NHNN cũng đã tăng giá bán USD 6 lần từ 23.050 lên 24.870. Các chính sách khác bao gồm tăng lãi suất chính sách thêm 200 điểm cơ bản và mở rộng biên độ giao dịch ngoại hối từ +/-3% lên +/-5%.

Động thái của NHNN nhằm 4 mục đích: (i) thu hẹp mức chênh lệch giữa lợi suất VND và USD, (ii) giảm thiểu biến động tỷ giá, (iii) trì hoãn cho đến khi nền tảng kinh tế cải thiện, và (iv) quan trọng nhất là ngăn chặn kỳ vọng đồng VND mất giá.

Theo phương pháp tỷ giá thực đa phương (REER), dù bị định giá thấp hơn so với đồng USD, định giá của đồng VND vẫn cao hơn so với đồng tiền của các đối tác thương mại. Trong khi chỉ số Dollar Index (DXY) đảo chiều sẽ tiếp tục thúc đẩy đồng VND phục hồi trong năm 2023, tốc độ phục hồi sẽ không đáng kể nhưng vẫn có thể nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. HSC dự báo đồng VND sẽ tăng nhẹ trong năm 2023-2024.

Hạ dự báo thương mại, động lực tăng trưởng chuyển sang thị trường Trung Quốc

Việt Nam sẽ hưởng lợi khi REER giảm, hạn chế khả năng tăng giá của đồng VND. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang chững lại. Cả KNXK và KNNK của hầu hết các mặt hàng chính đều giảm trong Q4/2022. Theo đó, HSC điều chỉnh giảm dự báo KNXK và KNNK xuống lần lượt 4,5% và 5,9% trong năm 2023 (từ lần lượt 11,8% & 10%) và xuống cùng mức 9% trong năm 2024 (từ lần lượt 12% và 10%). Việc Trung Quốc mở cửa trở lại có thể giúp bù đắp một phần sự sụt giảm trong kim ngạch thương mại với Mỹ và khu vực Eurozone, với KNXK sang Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 8,3% trong năm 2023 sau khi tăng trưởng 3,8% trong năm 2022.

 

 

Triển vọng của đồng VND

Dấu hiệu cải thiện Đồng VND chạm đáy nhờ đồng USD giảm mạnh từ mức đỉnh khi chu kỳ tăng lãi suất của Fed sắp kết thúc và các chính sách phù hợp của NHNN Việt Nam. Theo phương pháp REER, dù bị định giá thấp hơn so với đồng USD, định giá của đồng VND vẫn cao hơn so với đồng tiền của các đối tác thương mại. Trong khi chỉ số Dollar Index (DXY) đảo chiều sẽ tiếp tục thúc đẩy đồng VND phục hồi trong năm 2023, tốc độ phục hồi sẽ không đáng kể nhưng vẫn có thể nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. HSC dự báo đồng VND sẽ tăng nhẹ trong năm 2023-2024 dù điều chỉnh giảm dự báo KNXK và KNNK xuống lần lượt 4,5% và 5,9% trong năm 2023 (từ lần lượt 11,8% & 10%) và xuống cùng mức 9% trong năm 2024 (từ lần lượt 12% và 10%).

Đồng VND tương đối ổn định trong năm 2022

Năm 2022 là một năm nhiều biến động đối với thị trường ngoại hối toàn cầu nói chung và thị trường ngoại hối Việt Nam nói riêng. Tính đến cuối năm 2022, tỷ giá USD/VND vẫn đang duy trì khá ổn định so với đồng tiền của các đối tác thương mại chủ chốt khác. Đồng VND chỉ giảm giá 3,4% so với đồng USD.

Do đồng USD mạnh lên trong cả năm 2022, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu - dù theo chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hay có quản lý - đều phải sử dụng một phần lớn dự trữ ngoại hối để tiến hành can thiệp nhằm ổn định tỷ giá.

Ví dụ, ngân hàng trung ương Singapore (MAS), với chính sách tiền tệ dựa trên tỷ giá hối đoái, đã bán 27% dự trữ ngoại hối (153 tỷ USD) trong 9 tháng đầu năm 2022.

Cùng kỳ, NHNN Việt Nam đã bán 20% dự trữ ngoại hối. Năm ngoái, NHNN đã thực hiện 6 lần nâng giá bán USD từ 23.050 lên 24.870. Các biện pháp khác bao gồm tăng lãi suất chính sách thêm 200 điểm cơ bản và mở rộng biên độ giao dịch ngoại hối từ +/-3% lên +/-5%.

Theo HSC, các hành động của NHNN là phù hợp nhằm (i) thu hẹp mức chênh lệch giữa lợi suất VND và USD, (ii) giảm thiểu biến động tỷ giá, (iii) trì hoãn cho đến khi nền kinh tế cải thiện, và (iv) quan trọng nhất là chấm dứt kỳ vọng mất giá của VND.

Tính từ tháng 10/2022, trên thị trường toàn cầu, đồng USD đã giảm mạnh từ mức đỉnh. Các ngân hàng trung ương ở một số quốc gia như Trung Quốc và Nhật Bản đã có thể bổ sung nguồn dự trữ ngoại hối.

 

 

NHNN có thể bổ sung dự trữ ngoại hối trong năm 2023, nhưng không có tác động lớn đối với đồng VND

Theo HSC, NHNN sẽ duy trì xu hướng tỷ giá USD/VND gần đây trong Q1/2023. Trên thực tế, đồng VND đã chạm đáy, cho thấy áp lực trên thị trường ngoại hối đã được nới lỏng. Từ tháng 12/2022, NHNN đã niêm yết giá mua USD ở mức 23.450đ. Tính từ đầu năm 2023, tỷ giá hối đoái đã về sát mức này, theo đó NHNN sẽ sớm mua được đồng USD ở mức 23.450đ và bổ sung nguồn dự trữ ngoại hối.

Dựa trên các dữ liệu trong quá khứ, tỷ giá USD/VND sẽ bước vào giai đoạn ổn định sau mỗi biến động lớn (như trong năm 2011 và 2015). Xu hướng này dường như đang lặp lại khi đồng VND tăng giá khoảng 5% chỉ trong vòng một tháng. Tuy nhiên, HSC đưa ra quan điểm thận trọng về khả năng giá đồng VND tiếp tục tăng mạnh do các nguyên nhân dưới đây.

Tỷ giá hối đoái thực và song phương với đồng USD đang giảm, một phần do tỷ lệ lạm phát ở Mỹ tăng, cho thấy sự cải thiện trong năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam với Mỹ – thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Tuy nhiên, REER đối với các đối tác thương mại chủ chốt đang tăng. Nhìn chung, điều này cho thấy giá các mặt hàng xuất khẩu đã tăng và giá các mặt hàng nhập khẩu giảm, theo đó năng lực cạnh tranh thương mại cũng suy giảm và phần nào làm thâm hụt cán cân thanh toán. Trong Q3/2022, cán cân tổng thể ghi nhận mức thâm hụt lớn nhất kể từ Q3/2015, cho thấy dòng vốn bị rút khỏi nền kinh tế trong bối cảnh thị trường ngoại hối chịu nhiều áp lực.

Do đó, để hỗ trợ lĩnh vực sản xuất định hướng xuất khẩu, Việt Nam sẽ hưởng lợi khi REER giảm, hạn chế khả năng đồng VND tăng giá. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang chững lại. Trong báo cáo gần đây, IMF đã hạ tăng trưởng thương mại toàn cầu xuống lần lượt 2,5%, 4,3% và 10,1% trong năm 2021, 2022 và 2023.

Tại Việt Nam, KNXK và KNNK của hầu hết các mặt hàng chính đều giảm trong Q4/2022 (Mời xem: GDP vượt dự báo trong Q4/2022, nhưng động lực tăng trưởng chững lại, ngày 10/1/2023). Theo đó, HSC hạ dự báo KNXK và KNNK trong năm 2023 xuống lần lượt 4,5% và 5,9% (từ 11,8% và 10% trước đó) và xuống cùng mức 9% trong năm 2024 (từ 12% và 10% trước đó) (Mời xem: Hoạt động thương mại tháng 9/2022 chững lại, dự báo Q4/2022 kém khả quan, ngày 21/10/2022).

Theo HSC, KNXK hàng hóa sang khu vực Eurozone và Mỹ sẽ giảm do nhu cầu tiêu dùng yếu trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế có nguy cơ hạn cánh cứng. Tuy nhiên, việc Trung Quốc mở cửa trở lại có thể giúp bù đắp một phần tổn thất này. Năm 2022, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, đóng góp 15,6% vào tổng KNXK. HSC dự báo KNXK của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8,3% trong năm 2023 sau khi tăng trưởng 3,8% trong năm 2022, do KNXK sang khu vực Eurozone và Mỹ trong kỳ sẽ tăng chậm lại lần lượt 2,3% và 3,5% trong năm năm 2023 sau khi tăng trưởng lần lượt 16,9% và 13,6% trong năm 2022. Đà giảm trong năm ngoái của một số mặt hàng xuất khẩu chủ chốt sang Trung Quốc như rau quả có thể đảo chiều.

Về rủi ro đối với đồng VND, trên thực tế, HSC nhận thấy rủi ro đồng VND mất giá ở mức thấp. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở vùng định giá thấp đã khuyến khích dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (Bảng 13). Năm 2022, NĐT nước ngoài mua ròng 1,1 tỷ USD trên sàn giao dịch HOSE, trong khi bán ròng 2,5 tỷ USD trong năm 2021. Đáng chú ý, hoạt động mua vào mạnh mẽ của NĐT tập trung trong 2 tháng cuối năm 2022, sau sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Chúng tôi cho rằng xu hướng này có thể tiếp diễn trong năm 2023, vì định giá hấp dẫn sẽ thu hút dòng vốn vào thị trường.

Thứ hai, chính sách của Fed trong năm 2023 nhiều khả năng sẽ không hỗ trợ đồng USD. Thị trường hiện chỉ đang phản ánh kỳ vọng vào hai đợt tăng lãi suất 25 điểm cơ bản trong năm 2023 (so với tăng lãi suất 425 điểm cơ bản trong năm 2022) trong hai cuộc họp tiếp theo vào tháng 2 và tháng 3, theo đó mục tiêu của Fed sẽ tăng lên 5% trước khi Fed cân nhắc khả năng giảm lãi suất trong Q4/2023.

Cuối cùng, NHNN có dư địa để tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Đợt tăng lãi suất chính sách gần đây thấp hơn so với 2 chu kỳ trước đó nhờ lạm phát tương đối thấp.

Tóm lại, HSC dự báo đồng VND sẽ tăng nhẹ lần lượt 0,23% và 0,43% trong năm 2023 và 2024, theo đó tỷ giá USD/VND lần lượt là 23.500 và 23.400 (Bảng 16), điều chỉnh giảm từ mức 24.700 và 24.500 trong báo cáo trước đó của HSC (Mời xem: Những thông tin chính từ phát biểu của ông Tập Cận Bình và tác động tới Việt Nam, ngày 31/10/2022).