Cổ phiếu HSG – Lựa chọn sáng hơn HPG trong giai đoạn biến động hậu Covid-19

I/Giới thiệu doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen được thành lập ngày 08/8/2001. Trải qua 17 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn Hoa Sen đã vươn lên trở thành doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tôn, thép số 1 Việt Nam và là nhà xuất khẩu tôn, thép hàng đầu khu vực Đông Nam Á. 

Tập đoàn Hoa Sen hiện sở hữu 11 nhà máy lớn và hệ thống hơn 400 chi nhánh phân phối – bán lẻ trải dài trên khắp cả nước, sản phẩm của Tập đoàn Hoa Sen xuất khẩu đến 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

II/Phân tích cơ bản

Cập nhật KQKD Quý 3/2020

HSG công bố DT và LNST trong Q4/2020 (năm tài chính của HSG kết thúc vào ngày 30/09) đạt lần lượt 8.300 tỷ đồng (+31% yoy) và 400 tỷ đồng (+376% yoy). Năm tài chính 2020, HSG ghi nhận 27.500 tỷ đồng doanh thu (-2% yoy) và LNST đạt 1.150 tỷ đồng (+204% yoy). Qua đó, HSG đã hoàn thành được 98% kế hoạch DT và 275% KH LNST cả năm tài chính 2020.

Dữ liệu từ Finashark

HSG ghi nhận sản lượng bán tôn mạ và ống thép tăng mạnh, đạt 1,6 triệu tấn (+9% yoy), chủ yếu nhờ danh số tăng mạnh 21% yoy.

Hưởng lợi trong ngắn hạn từ giá nguyên liệu đầu vào giảm

Giá thép HRC sau khi giảm sâu trong tháng 4/2020 dưới tác động của dịch Covid 19, giá HRC đã phục hồi kể từ tháng 5 và ghi nhận mức tăng mạnh trong tháng 8. Giá bán thép HRC trung bình đạt 568 USD/tấn, tăng 6,2% so với năm ngoái.

Nhu cầu tiêu thụ thép toàn cầu phục hồi

HSG đa dạng hóa thị trường xuất khẩu đến hơn 85 quốc gia trong năm tài chính 2020, so với con số 80 trong năm ngoái. Các chính sách kích thích kinh tế sau dịch thông qua việc đầu tư công của Chính phủ các nước đã làm gia tăng nhu cầu đáng kể cho mặt hàng này.

Lợi thế về kênh phân phối rộng

HSG có kênh phân phối rộng khắp cả nước và có quy mô lớn, với hơn 536 đại lý. HSG đang tập trung triển khai mô hình hệ thống siêu thị vật liệu xây dựng và nội thất Hoa Sen Home nhằm tối ưu hóa lợi thế sẵn có và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Nhờ đó tiếp tục củng cố thị phần tôn mạ và ống thép thị trường nội địa.

Dữ liệu từ Finashark

Tái cấu trúc hiệu quả

Từ năm 2018, HSG thực hiện tái cấu trúc toàn bộ hệ thống phân phối, cắt giảm hệ thống vận hành và tối ưu hóa logistic. HSG tạm dừng các dự án rủi ro như dự án thép Cà Ná – Ninh Thuận để tập trung vào thế mạnh của mình. Nợ vay được giảm từ khoàng 11,000 tỷ xuống còn 8,500 tỷ, tiết kiệm được 114 tỷ chi phí tài chính so với cùng kỳ, tương đương giảm 20,4%. HSG đặt mục tiêu giảm tỷ lệ D/E xuống còn 1,2 (so với con số trung bình là 2 ở các năm trước).

III/So sánh thị trường chung và cùng nhóm ngành

III.1/So sánh tương quan HSG với các đối thủ trong ngành

Dữ liệu từ Finashark

Trong ngành tài nguyên cơ bản, dòng tiền chú trọng vào các mã có nền tảng cơ bản tốt như: HSG và HPG. HSG và HPG tỏ ra vượt trội hơn so với đối thủ khác. Trong đó, mã cổ phiếu HPG thực tế được dành cho các nhà đầu tư mang tính dài hạn khi lãi suất đầu tư 5 năm chiếm ưu thế. Trong khi đó, quãng thời gian đầu tư hiệu quả với HSG ngắn hơn khi suất đầu tư trong 2 năm mang ý nghĩa hơn cả.

III.2/Bản đồ tăng trưởng ngành

Dữ liệu từ Finashark

Nhóm ngành tài nguyên cơ bản đang thu hút dòng tiền ở thời điểm này, đến từ câu chuyện đầu tư công của Chính phủ. Hầu hết các cổ phiếu ở nhóm ngành này ghi nhận mức tăng trưởng khá tốt. Vận động của các mã cổ phiếu trong ngành khá ổn định và đóng vai trò củng cố niềm tin cho thị trường chung.

III.3/Chu kỳ tăng trưởng với HSG trong ngắn hạn

Dữ liệu từ Finashark

HSG đã có mức tăng khá tốt trong thời gian qua, đi từ vùng hồi phục lên tới vùng dẫn dắt. Nhưng cũng như nhiều mã cổ phiếu lớn trong cùng ngành, dư địa tăng trưởng với HSG không còn quá nhiều. Do hiện đang nằm trong vùng Dẫn dắt và lao về hướng xuống, giá vẫn tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ngắn hạn.

IV/Phân tích kỹ thuật

Dữ liệu từ Finashark

Mã cổ phiếu HSG đang trong một xu hướng tăng trưởng tương đối dài hạn (vượt qua tầm nhìn trung hạn). Ngoài các yếu tố cơ bản dẫn dắt, bản thân cổ phiếu này cũng nhận được khá nhiều yếu tố hỗ trợ từ thị trường chung. Cụ thể với đồ thị kỹ thuật:

  1. Giá bám theo sóng tăng trưởng Elliot. Nhịp tăng trưởng ghi nhận từ thời điểm tháng 4.2020. Sau nhịp chỉnh rơi vào thời điểm tháng 8.2020, giá đã tạo nền và tiếp tục nhịp kéo tăng trưởng sau đó.
  2. Hiện tại, HSG đang duy trì tăng trưởng theo sóng 3 Elliot. Đây được xem là sóng dài và mạnh nhất trong bộ lý thuyết sóng.
  3. Với quan điểm đà tăng trưởng, giá đang tạo nền 2, đây là nền tăng khá ổn định và an toàn nhưng kỳ vọng cho giai đoạn tăng này sẽ không còn quá nhiều. Điểm đặc biệt là 2 nền giá xác lập với cú Break sau đó đều đi cùng thanh khoản tăng mạnh.
  4. Chỉ báo RSI xác lập kênh tăng dài hạn với đường cản chuyển thành hỗ trợ xu hướng giá. Đồng thời, kênh tăng hội tụ xác nhận điểm mua tại thời điểm đầu tháng 11.2020.

Theo đó, kỳ vọng HSG sẽ tiếp tục nhịp tăng trưởng lần này. Tuy nhiên, nên cân nhắc đợi giá điều chỉnh về vùng Gap nhỏ tại giá 17.000 VND/cổ phiếu để vào lệnh an toàn hơn. Hạn chế các lệnh Mua đuổi trong sóng tăng trưởng lần này.

 

Trở thành Trader chuyên nghiệp và nhận gói VIP Miễn phí từ Finashark

Bước 1: Mở tài khoản giao dịch vốn tối thiểu $100:

deriv

Bước 2: Thông báo cho chúng tôi.

Bước 3: Nhận gói VIP từ Finashark

--------------------------------------------------------------------------------

Phương pháp dòng tiền lớn.

*Bạn có biết dòng tiền lớn là nguyên nhân khiến giá chứng khoán tăng hoặc giảm?! Hơn 95% nhà đầu tư đang thua lỗ vì không biết bí mật này. 
Finashark xây dựng hệ thống thông minh phát hiện được hành vi dòng tiền lớn. Giúp đưa ra tín hiệu giao dịch chính xác mang lại lợi nhuận vượt trội cho người sử dụng. ​

Disclaimer:

*Finashark tiếp cận các nguồn tin chính thống theo chuẩn mực tài chính quốc tế với sự phân tích chuyên sâu từ chuyên viên phân tích cao cấp được xác thực. Theo đó, các khuyến nghị đưa ra đều đạt chuẩn khuyến nghị đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, Finashark không chịu bất kỳ trách nhiệm thuộc bất kỳ loại nào phát sinh từ hay liên quan đến việc sử dụng hay dựa vào thông tin hay ý kiến trình bày trong báo cáo này.