Chúng tôi khuyến nghị MUA cổ phiếu VNM với định giá cổ phiếu ở mức 89.963 đồng/cổ phần (+16,11%). Định giá của chúng tôi dựa trên ba luận điểm: (1) Giá sữa nguyên liệu vẫn đang trong xu hướng giảm, (2) Thị trường sữa Việt Nam vẫn trong giai đoạn tăng trưởng, (3) VNM là doanh nghiệp đứng đầu về thị phần sữa, có sức khoẻ tài chính lành mạnh với lượng tiền mặt dồi dào. Trong khi đó giá cổ phiếu VNM đã được điều chỉnh giảm so với thời điểm báo cáo cập nhật trước.
Cập nhật doanh nghiệp
Giá sữa nguyên liệu đã giảm từ quý 3/2022 và vẫn đang trong xu thế giảm: Biên lợi nhuận gộp dự kiến sẽ tăng từ quý 4/2022 nhưng do lượng hàng nguyên liệu tồn kho được chốt ở giá cao vẫn còn khiến việc hồi phục bị chậm lại. Tuy nhiên, với diễn biến giá sữa nguyên liệu vẫn đang giảm, biên lợi nhuận gộp sẽ có quý đầu tiên tăng trưởng từ quý 1/2023.
Thị trường sữa Việt Nam vẫn hấp dẫn: mặc dù có thể bị ảnh hưởng bởi giai đoạn kinh tế khó khăn trước mắt, thu nhập của người tiêu dùng bị cắt giảm nhưng tốc độ tăng trưởng tiêu thụ sữa vẫn ở mức 12,4% trong giai đoạn 2021-2031.
VNM là doanh nghiệp đầu ngành: VNM đang là công ty chiếm thị phần lớn nhất thị trường sản phẩm sữa Việt Nam. Tình hình tài chính của VNM chắc chắn với lượng tiền mặt và tiền gửi gần 20 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ nợ vay/ tổng tài sản và nợ vay/VCSH chỉ lần lượt ở mức thấp 10,2% và 15%. CTCP SỮA VIỆT NAM (HOSE - VNM)_Báo cáo cập nhật_02.2023 1 Nguồn: VNM, KNC MBS
Rủi ro đầu tư
- Giá sữa nguyên liệu tăng làm giảm biên lợi nhuận gộp: do biến động tình hình thế giới, đứt gãy chuỗi cung ứng, khó khăn về vận chuyển bất ngờ ảnh hưởng đến giá sữa.
- Doanh thu giảm do nhu cầu giảm, cạnh tranh tăng: người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu do kinh tế khó khăn, thu nhập giảm. Công ty phải giảm giá sản phẩm để giữ thị phần.
- Lợi nhuận giảm do doanh thu vẫn chưa được cải thiện:
Sức mua giảm sút khiến doanh thu thuần quý 4/2022 chỉ đạt 15.068 tỷ đồng giảm 4,7% YoY. Nguyên liệu tồn kho vẫn chốt ở giá cao làm lợi nhuận gộp giảm hơn 13% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp quý này chỉ đạt. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.869 tỷ đồng giảm 15,5% so với cùng kỳ 2021.
Cả năm 2022, doanh thu thuần của VNM đạt 59.956 tỷ đồng (-1,6%YoY) và lợi nhuận trước thuế đạt 8.516 tỷ đồng (-19%YoY), thực hiện 88% kế hoach lợi nhuận cả năm.
- Biên lợi nhuận gộp sẽ tăng trở lại từ Q1/2023
Biên lợi nhuận gộp năm 2022 đã giảm xuống mức 39,9% từ mức 43,1% năm 2021. Trong đó, thị trường nội địa có tốc độ giảm chậm hơn, biên lợi nhuận gộp đang ở mức 40,5% còn thị trường nước ngoài chỉ đạt 36,1%.
Giá sữa nguyên liệu vẫn đang trong xu thế giảm nên biên lợi nhuận gộp sẽ được cải thiện trở lại từ quý 1/2023.
Đến 31.12.2022, Tổng tài sản của VNM đạt 48.482 tỷ đồng, giảm 4.850 tỷ đồng so với đầu năm, chủ yếu giảm ở hàng tồn kho, tài sản cố định và đầu tư tài chính ngắn hạn.
Tiền, tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 3.660 tỷ đồng so với đầu năm nhưng vẫn đang ở mức 19.714 tỷ đồng chiếm 40,7% Tổng Tài sản. Khoản phải thu, hàng tồn kho vẫn được kiểm soát tốt lần lượt chiếm tỷ trọng 12,6% và 11,4% Tổng Tài sản. Hàng tồn kho giảm 18,2% so với đầu năm.
Trong tình hình lãi suất ngân hang tăng mạnh. VNM đã chủ động giảm Vay nợ ngắn và dài hạn 4525 đồng so với đầu năm, trong đó vay ngắn hạn giảm 4.515 tỷ đồng, vay dài hạn giảm 9,6 tỷ đồng xuống chỉ ở mức 66 tỷ đồng . Tỷ lệ nợ vay/tổng nguồn vốn chỉ ở mức 9,3%