CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB): Các yếu tố cơ bản cải thiện cho thấy lợi nhuận sẽ phục hồi mạnh

Nguồn: VCSC

Các yếu tố cơ bản cải thiện cho thấy lợi nhuận sẽ phục hồi mạnh

 

SAB

 

  • Chúng tôi nâng khuyến nghị cho Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB) từ KHẢ QUAN lên MUA vì thị phần và biên lợi nhuận của SAB vượt kỳ vọng của chúng tôi. Chúng tôi tin rằng SAB sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận hai con số trong giai đoạn 2022-2024 do sự phục hồi của ngành cũng như các sáng kiến tăng trưởng cơ cấu và cải thiện biên lợi nhuận của SAB.
  • Chúng tôi nâng giá mục tiêu thêm 14% do (1) chúng tôi nâng dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2024 thêm 4% chủ yếu nhờ giả định giá bia tăng cao hơn và (2) chúng tôi cập nhật giá mục tiêu từ cuối năm 2022 sang giữa năm 2023.
  • Chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng kép (EPS) đạt 22% trong giai đoạn 2021-2024 dựa trên (1) nhu cầu phục hồi cùng với sự gián đoạn do dịch COVID-19 giảm, (2) SAB giành được thị phần nhờ các sản phẩm mới cũng như cải tiến trong marketing và phân phối, và (3) các sáng kiến cải thiện biên lợi nhuận.
  • Giá mục tiêu của chúng tôi tương ứng P/E năm 2022/2023 đạt 30/26 lần so với trung vị P/E trượt trung bình 5 năm của các công ty cùng ngành là 29 lần.
  • Rủi ro đối với quan điểm tích cực của chúng tôi: Mất thị phần vào tay đối thủ chính; chi tiêu marketing mạnh hơn dự kiến do cạnh tranh gay gắt.

Tiêu thụ bia đang phục hồi khi các hoạt động xã hội bình thường hóa. Được củng cố bởi tỷ lệ tiêm chủng cao và chiến lược “sống chung linh hoạt với COVID-19” của Chính phủ, hầu hết các hoạt động xã hội đã trở lại bình thường ở Việt Nam. Ngoài ra, dữ liệu di động của Google cho thấy lưu lượng truy cập đến các địa điểm bán lẻ và giải trí ở Việt Nam đã vượt mức trước dịch COVID-19 (tức là vào tháng 1/2020). Theo quan điểm của chúng tôi, diễn biến này sẽ thúc đẩy tiêu thụ bia trong vài năm tới. Tuy nhiên, chúng tôi duy trì quan điểm rằng tiêu thụ bia của Việt Nam sẽ không quay trở lại mức của năm 2019 (trước dịch COVID-19) cho đến năm 2023 khi tác động kinh tế từ đại dịch năm 2021 có thể kiềm chế chi tiêu của người tiêu dùng trong ngắn hạn.

Thị phần của SAB đang tăng lên nhờ đầu tư vào phân phối, marketing và sản phẩm mới. Theo SAB, thị phần của công ty đã tăng QoQ và YoY trong quý 1/2022 nhờ những cải thiện về hiệu quả phân phối và tiếp thị, mà chúng tôi tin rằng sẽ tiếp tục được duy trì. Chúng tôi cũng kỳ vọng SAB sẽ tận dung nhiều hơn phân khúc phổ thông cao cấp đang phát triển nhanh nhờ Bia Saigon Chill (ra mắt vào năm 2020) và Bia Saigon Special. Vào cuối tháng 3/2022, SAB đã tái ra mắt sản phẩm bia cao cấp Bia Saigon Special. Loại bia mới được quảng cáo là có hương vị nhẹ hơn nhưng độc đáo hơn và thiết kế bao bì hiện đại hơn phiên bản cũ, có thể dễ dáng tiếp cận đến người tiêu dùng trẻ, thành thị và phụ nữ hơn.

Chúng tôi kỳ vọng những cải thiện về cơ cấu/giá sản phẩm, lợi thế kinh tế về quy mô và các kế hoạch chi phí để bù đắp chi phí quảng cáo và khuyến mãi (A&P) và chi phí đầu vào ngày càng tăng. Với tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, chúng tôi dự báo tỷ lệ chi phí A&P/doanh thu bán bia của SAB sẽ tăng lên 9,8% -10,4% trong năm 2022-2024 từ mức 9,4% trong năm 2021. Đồng thời, giá của các nguyên liệu thô chính như nhôm và lúa mạch đang xu hướng tăng mạnh. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ LN từ HĐKD (EBIT)/ doanh thu bia của SAB sẽ tăng từ 15,2% năm 2021 lên 16,2%/15,7%/16,2% trong năm 2022/2023/2024, sẽ được hỗ trợ bởi lợi thế kinh tế quy mô, cải thiện giá bán/cơ cấu sản phẩm và các kế hoạch tối ưu hóa chi phí (ví dụ: hiệu quả sản xuất và chuyển đổi số).