Nguồn: VCSC
Đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận bất chấp thị trường đầy thách thức
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam kỳ vọng vào sự phục hồi trong nửa cuối năm 2023. Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, mặc dù ngành dệt may Việt Nam gặp nhiều thách thức trong nửa đầu năm 2023, thị trường có thể phục hồi dần trong nửa cuối năm 2023 nhờ (1) áp lực lạm phát giảm tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ và châu Âu, (2) các FTA thế hệ mới sắp có hiệu lực và (3) chi phí đầu vào & logistics giảm.
KQKD 4 tháng đầu năm 2023 tích cực. Trong tháng 4/2023, doanh thu của TNG đạt 627 tỷ đồng (+13% YoY) — tương đương với doanh thu 4 tháng đầu năm 2023 đạt 2 nghìn tỷ đồng (+8% YoY). Mặc dù KQKD thấp vào tháng 1/2023 nhưng doanh thu 3 tháng đầu năm 2023 của TNG cao hơn so với mức cơ sở cao cùng kỳ trong năm 2022. Trong tháng 4/2023, Mỹ là thị trường đóng góp doanh thu chính cho TNG (47%), tiếp theo là Pháp (16%), Canada (11%), Nga (7%), Tây Ban Nha (6%) và các nước khác (13%).
Các đơn hàng may mặc của TNG dự báo sẽ duy trì ổn định trong năm 2023. Với số lượng đơn hàng ổn định từ các đối tác lâu năm như Decathlon, chúng tôi kỳ vọng doanh thu hàng may mặc của TNG sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những thách thức của ngành trong năm 2023 so với các công ty cùng ngành. Tuy nhiên, để giữ chân khách hàng trong dài hạn trong bối cảnh ngành may mặc đang gặp khó khăn, TNG cho biết đang nhận các đơn hàng với giá bán thấp hơn. Bằng cách hy sinh biên lợi nhuận để duy trì doanh thu ổn định trong ngắn hạn, chúng tôi dự báo biên lợi nhuận gộp chung của TNG sẽ giảm trong năm 2023. Mức giảm này sẽ được bù đắp một phần nhờ giá nguyên vật liệu và chi phí logistics giảm, cũng như những nỗ lực không ngừng của TNG trong việc nâng cấp máy móc để tăng năng suất và tiết kiệm chi phí. TNG dự kiến doanh thu năm 2023 là 6,8 nghìn tỷ đồng (+0,4% YoY) và LNST năm 2023 là 299 tỷ đồng (+2% YoY).