CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG): Vượt kế hoạch doanh thu 2022F

Nguồn: KIS

Vượt kế hoạch doanh thu 2022F

 

TNG

 

TNG vượt kế hoạch doanh thu sau 11 tháng

TNG gần đây đã công bố KQKD tháng 11 với doanh thu đạt 507 tỷ đồng (+16% n/n) và LNST không đổi ở mức 20.7 tỷ đồng. Mặc dù doanh thu tăng nhưng LNST không đổi do chi phí tài chính tăng trong kỳ. Trong đó, chi phí lãi vay tăng 45% n/n từ 11.7 tỷ đồng lên 17 tỷ đồng.

Sau khi được hưởng lợi từ nhu cầu bị dồn nén hậu COVID trong 1H22, ngành dệt may đang phải đối mặt với một giai đoạn khó khăn kể từ đầu 3Q22 do sức tiêu thụ yếu đối với các sản phẩm may mặc trước lo ngại suy thoái kinh tế tại các thị trường xuất khẩu chính. Tuy phải đối mặt với nhu cầu suy giảm, TNG vẫn giữ được các đơn hàng có giá trị gia tăng cao từ các khách hàng ở phân khúc cao cấp.

Nhìn chung, trong 11T22, công ty đạt doanh thu 6,336 tỷ đồng (+27% n/n) và LNST 277 tỷ đồng (+29% n/n), hoàn thành lần lượt 106% và 99% kế hoạch năm 2022F. Chúng tôi kỳ vọng TNG sẽ kết thúc năm 2022 với doanh thu và LNST lần lượt hoàn thành 114% và 106% kế hoạch cả năm.

Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu chính

Tong tháng 11, xuất khẩu đóng góp 97% tổng doanh thu, mang về 490 tỷ đồng trong khi doanh thu từ thị trường nội địa chỉ chiếm 3%, đạt 16 tỷ đồng.

Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu chính, chiếm 40.1% tổng doanh thu. Tiếp đến là Pháp và Nga khi lần lượt đóng góp 28.8% và 7.3%.

Số lượng đơn hàng đang giảm đi

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), khách hàng đã rút ngắn thời gian đặt hàng trước từ 6 tháng xuống còn 3 tháng do lượng hàng tồn kho cao và sức mua của người tiêu dùng giảm. VITAS cũng lưu ý rằng các công ty dệt may trong nước đã phải cắt giảm khoảng 10%-15% sản lượng và nhiều công ty buộc phải cắt giảm lực lượng lao động. TNG cho biết các đơn đặt hàng cho 1Q23 có dấu hiệu giảm do nhu cầu suy yếu ở thị trường Hoa Kỳ và EU.