CTCP Sonadezi Châu Đức (SZC): Lợi nhuận giảm trong 6 tháng đầu năm 2022 do biên lợi nhuận giảm YoY

Nguồn: VCSC

Lợi nhuận giảm trong 6 tháng đầu năm 2022 do biên lợi nhuận giảm YoY

 

SZC

 

  • CTCP Sonadezi Châu Đức (SZC) công bố KQKD quý 2/2022 với doanh thu đạt 17% YoY đạt 263 tỷ đồng trong khi LNST sau lợi ích CĐTS giảm 44% YoY còn 61 tỷ đồng. Chênh lệch giữa tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận chủ yếu do biên lợi nhuận gộp giảm 32 điểm phần trăm YoY, chúng tôi cho rằng chủ yếu đến từ mức điều chỉnh tăng trong chi phí đầu tư cho KCN Châu Đức.
  • So với quý 1/2022, doanh thu giảm 5,3% QoQ và LNST sau lợi ích CĐTS giảm 19% QoQ trong quý 2/2022, chủ yếu do chi phí tài chính tăng khoảng 5,9 lần QoQ.
  • Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu tăng 34% YoY đạt 540 tỷ đồng nhưng LNST sau lợi ích CĐTS giảm 28% YoY còn 136 tỷ đồng, lần lượt tương ứng 45% và 43% dự báo cả năm của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng không nhận thấy rủi ro đáng kể đối với dự báo của chúng tôi cho SZC khi chúng tôi kỳ vọng dự án BĐS nhà ở Hữu Phước sẽ được bàn giao trong 6 tháng cuối năm 2022, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Doanh thu 6 tháng đầu năm 2022 chủ yếu đến từ các bên liên quan. Chúng tôi ước tính rằng 59% doanh thu 6 tháng đầu năm 2022 của SZC đến từ các bên liên quan. CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (HOSE: D2D) là công ty đóng góp doanh thu lớn nhất cho SZC trong 6 tháng đầu năm 2022 với 290 tỷ đồng, chiếm 54% tổng doanh thu của SZC trong kỳ. D2D và SZC đều là công ty con của Tổng Công ty - CTCP Phát triển Khu Công nghiệp Sonadezi (UPCoM: SNZ).

Biên lợi nhuận gộp giảm trong 6 tháng đầu năm 2022 do điều chỉnh tăng chi phí phát triển. Trong 6 tháng đầu năm 2022, biên lợi nhuận gộp giảm còn 36% so với mức 64% trong cùng kỳ năm 2021, chúng tôi cho rằng do điều chỉnh tăng chi phí phát triển KCN Châu Đức. Tại ĐHCĐ tháng 3/2022 của SZC, các cổ đông đã thông qua việc điều chỉnh chi phí phát triển KCN Châu Đức từ 4,9 nghìn tỷ đồng lên 8 nghìn tỷ đồng. Mức điều chình này chủ yếu do chi phí bồi thường đất tăng mạnh - chúng tôi ước tính rằng chi phí bồi thường trung bình trong giai đoạn 2020-2021 cao hơn khoảng 2 lần so với năm 2019 và cao hơn khoảng 4,5 lần so với giai đoạn 2016-2018.

Chi phí lãi vay tăng mạnh trong quý 2/2022, chúng tôi cho rằng do số dư nợ vay không được vốn hóa cao hơn. Trong khi số dư nợ vay gộp của SZC hầu như không thay đổi so với cùng kỳ năm trước ở mức 2,2 nghìn tỷ đồng vào cuối quý 2/2022, chi phí lãi vay của công ty đã tăng khoảng 5,9 lần YoY đạt 10 tỷ đồng. Chúng tôi cho rằng chi phí lãi vay tăng do số dư khoản vay ngân hàng giải ngân mới trong 6 tháng đầu năm 2022 của công ty không được vốn hóa vào chi phí đầu tư của các dự án, dù cần thêm chi tiết từ ban lãnh đạo và báo cáo tài chính sau kiểm toán 6 tháng đầu năm 2022 của SZC.