CTCP Tập đoàn PAN (PAN): Bước vào chu kỳ tăng trưởng

                                     Nguồn: VCSC

Bước vào chu kỳ tăng trưởng

 

 
 
  • Mảng nuôi trồng thủy sản là nguồn doanh thu chính của PAN, chiếm 46% tổng doanh thu vào năm 2022, kế đến là nông nghiệp (36%) và thực phẩm đóng gói (18%).
  • PAN trải qua 9 tháng đầu năm 2023 với nhiều thách thức khi LNST sau lợi ích CĐTS giảm 13% svck. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng lợi nhuận quý 4/2023 sẽ được cải thiện nhờ (1) KQKD quý 3/2023 đang dần phục hồi, và (2) kỳ vọng của chúng tôi về tăng trưởng nhu cầu lương thực thực phẩm trong quý 4/2023.
  • PAN đặt kế hoạch LNST trước lợi ích CĐTS năm 2023 đạt 840 tỷ đồng (+6% svck). Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều thách thức, ban lãnh đạo dự phóng sẽ đạt được khoảng 90% kế hoạch đã đề ra trong năm nay.
  • Sau một thập kỷ tập trung vào M&A với tổng giá trị đầu tư tích lũy đạt 190 triệu USD (tính đến cuối năm 2022), PAN hiện tại đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên trong việc xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp và thực phẩm, từ đó tạo nền tảng vững chắc để bước vào chu kỳ phát triển mới.
  • Kể từ năm 2022, PAN chính thức bước vào chu kỳ tăng trưởng. Cụ thể, ban lãnh đạo đặt mục tiêu LNST trước lợi ích CĐTS năm 2025 đạt 1,5 nghìn tỷ đồng — tăng gấp đôi so với năm 2022, với mức tăng trưởng doanh thu tối thiểu 25%/năm trong giai đoạn 2024-2025.
  • Từ năm 2023, PAN cũng dự kiến sẽ bắt đầu trả cổ tức bằng tiền mặt, với 500 đồng/CP trong năm 2023 và 1.000 đồng/CP kể từ năm 2024.
  • PAN hiện đang giao dịch với P/E trượt ở mức 12,3 lần — giảm 57% so với mức trung bình của các công ty cùng ngành là 28,4 lần
  • Rủi ro chính: (1) tỷ lệ đòn bẩy cao hơn; (2)đầu tư vào chứng khoán kinh doanh ở mức cao, (3) nhu cầu xuất khẩu thủy sản phục hồi chậm hơn dự kiến.
 
Chiến lược ngắn hạn của PAN là tập trung tối ưu hóa chuỗi giá trị hiện hữu với các hoạt động M&A có chọn lọc. Sau một thập kỷ tập trung vào M&A, ban lãnh đạo cho biết sẽ triển khai các hoạt động M&A có chọn lọc hơn, đồng thời tập trung tối ưu hóa chuỗi giá trị hiện hữu và ưu tiên cơ hội phát triển ở các công ty con hiện tại. Trong giai đoạn 2024-2025, PAN kỳ vọng sẽ phát triển chuỗi giá trị hiện hữu bằng việc (1) đa dạng hóa danh mục sản phẩm hướng tới các sản phẩm cao cấp, tốt cho sức khỏe và có thể truy xuất nguồn gốc, (2) mở rộng hoạt động sang các thị trường mới, cả trong nước và quốc tế, (3) thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số để cải thiện năng suất, và (4) đẩy mạnh phát triển chuỗi giá trị bền vững trong tất cả các hoạt động của công ty (ví dụ như khuyến khích giảm thiểu tác động đến môi trường trong các hoạt động trồng trọt và chế biến củacông ty; cải thiện đời sống của nông dân bằng các mô hình hợp tác xã nông nghiệp, v.v). 
 
Trong giai đoạn 2024-2025, thủy sản và nông nghiệp sẽ tiếp tục là những ngành kinh doanh chủ lực. Trong 5 năm qua, PAN đã tích cực đầu tư vào các dự án nuôi trồng thủy sản, với tổng công suất hiện tại đủ phục vụ nhu cầu dự báo cho 5 năm tới, theo ban lãnh đạo (xem trang 10). Do đó, chúng tôi kỳ vọng năng lực sản xuất cạnh tranh của PAN sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ nhu cầu thủy sản ngày càng tăng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, việc hợp nhất Công ty Khử trùng Việt Nam vào năm 2022 đã góp phần hỗ trợ PAN hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất vật tư nông nghiệp (từ hạt giống đến các sản phẩm hóa chất nông nghiệp); từ đó giúp công ty tạo ra các sản phẩm tích hợp và tối ưu hóa theo yêu cầu khách hàng, theo ban lãnh đạo. Chúng tôi cho rằng điều này sẽ hỗ trợ tích cực cho biên lợi nhuận của PAN bằng cách thúc đẩy doanh số và giảm tỷ lệ chi phí SG&A cho mảng kinh doanh hạt giống và hóa chất nông nghiệp của công ty.