CTCP Xây dựng Coteccons (CTD): Lợi nhuận sẽ phục hồi trong năm 2022 khi hoạt động xây dựng tái khởi động

Nguồn: VCSC

Lợi nhuận sẽ phục hồi trong năm 2022 khi hoạt động xây dựng tái khởi động

 

CTD

 

  • Chúng tôi duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG đối với CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) đồng thời nâng giá mục tiêu thêm 17% lên 65.700 đồng/CP, chủ yếu là do tác động tích cực của việc cập nhật mô hình định giá mục tiêu đến cuối năm 2022, giả định mức vốn XDCB thấp hơn so với dự báo trước đó và áp dụng mức P/E mục tiêu cao hơn.
  • Bất chấp làn sóng dịch COVID-19 thứ tư tại Việt Nam, CTD công bố giá trị hợp đồng ký mới đạt 17,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng năm 2021, con số này phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi. Lượng backlog (hợp đồng đã ký chưa thực hiện) của CTD tính đến cuối quý 3/2021 đạt khoảng 20 nghìn tỷ đồng. Chúng tôi duy trì giả định giá trị hợp đồng ký mới năm 2021 và 2022 là đạt lần lượt 20 nghìn tỷ đồng mỗi năm.
  • Tuy nhiên, chúng tôi điều chỉnh giảm 18% doanh thu năm dự phóng 2021 xuống 9 nghìn tỷ đồng (-38% YoY). Chúng tôi cho rằng tiến độ xây dựng của CTD trong quý 3/2021 bị trì hoạn do dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng ở một số tỉnh/thành phố, dẫn đến việc ghi nhận doanh thu và lợi nhuận phần nào bị trì hoãn từ quý 3/2021 sáng quý 4/2021 và các quý sau. Diễn biến này - cùng với các giả định về biên lợi nhuận gộp thấp và chi phí bán hàng & hành chính cao - khiến chúng tôi dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 là 148 tỷ đồng (-56% YoY), thấp hơn 23% so với dự báo trước đó của chúng tôi.
  • Đối với năm 2022, chúng tôi kỳ vọng sự phục hồi doanh thu cùng với biên lợi nhuận từ HĐKD (EBIT) được cải thiện sẽ dẫn đến sự phục hồi mạnh mẽ trong LNST sau lợi ích CĐTS dự phóng năm 2022 đạt 305 tỷ đồng (+107% so với mức thấp của năm 2021).
  • Định giá của CTD với P/E 2022 đạt 18,5 lần có vẻ khá phù hợp so với mức P/E trượt trung bình 2 năm của các công ty cùng ngành trong nước là 10,0 lần.

Làn sóng thứ tư của dịch COVID-19 khiến hoạt động xây dựng bị gián đoạn, từ đó ảnh hưởng việc ghi nhận doanh thu; dự kiến phục hồi vào năm 2022. Chúng tôi tiếp tục kỳ vọng lượng backlog của CTD sẽ phục hồi từ mức thấp của năm 2020 trong bối cảnh ban lãnh đạo đang nỗ lực vực dậycông ty. CTD đã ký 17,4 nghìn tỷ đồng giá trị hợp đồng mới trong 9 tháng đầu năm 2021 – bao gồm các dự án như Lancaster Luminaire, Lancaster Legacy, Intercontinental Residences Hạ Long Bay, Hyatt Regency Hồ Tràm và Ecopark Swan Lake Residence. Với sự cạnh tranh gay gắt đang diễn ra từ cả các công ty hiện hữu và cả các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành xây dựng của Việt Nam, chúng tôi giữ quan điểm rằng CTD sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức để lấy lại tăng trưởng backlog mạnh mẽ. Do đó, chúng tôi tiếp tục giả định giá trị hợp đồng ký mới của CTD trong giai đoạn 2021 - 2025 đạt 20 nghìn tỷ đồng/ năm, thấp hơn mức trung bình là 27,0 nghìn tỷ đồng/năm trong giai đoạn 2015 - 2018.

Chúng tôi kỳ vọng biên lợi nhuận từ HĐKD sẽ tăng nhẹ trong năm 2022 từ mức hòa vốn vào
năm 2021.
Do tình trạng gián đoạn do dịch COVID-19 và môi trường giá vật liệu xây dựng (cụ thể,
giá thép) cao, biên lợi nhuận gộp của CTD giảm mạnh còn 1,6% trong quý 3/2021 so với mức 5,0%
trong nửa đầu năm. Biên lợi nhuận gộp giảm và chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp (SG&A)
cao liên quan đến quá trình tái cơ cấu hiện tại của công ty dẫn đến dự báo của chúng tôi cho rằng lợi
nhuận từ HĐKD sẽ đạt điểm hòa vốn trong năm 2021. Đối với năm 2022, chúng tôi dự báo biên lợi
nhuận từ HĐKD sẽ đạt 1,0% dựa trên kỳ vọng của chúng tôi cho rằng (1) hoạt động xây dựng của
CTD – và tương ứng là việc ghi nhận doanh thu – sẽ được thực hiện trở lại, (2) biên lợi nhuận gộp
tăng từ 4,8% vào năm 2021 lên 5,0% khi chúng tôi kỳ vọng giá thép sẽ giảm và tình trạng gián đoạn
do dịch COVID-19 giảm ảnh hưởng, và (3) tỷ lệ chi phí SG&A/doanh thu giảm trong năm 2022.