Dệt may Thành Công (TCM): Sẵn sàng cán đích

Nguồn: KIS

Sẵn sàng cán đích

 

TCM

 

LNST hồi phục ấn tượng trong tháng 11

Trong tháng 11, TCM đạt KQKD khả quan với doanh thu đạt 13.9 triệu USD (+8.4% n/n, +2.3% t/t) và LNST đạt 0.8 triệu USD (+470% n/n, +0% t/t nhờ việc quản lý chi phí tốt hơn và tiết kiệm được các chi phí liên quan đến phòng tránh Covid). Bên cạnh đó, biên lợi nhuận ròng tăng 4.7% n/n nhưng giảm nhẹ 0.1% t/t trong tháng 11.

Doanh thu tháng 11 đến từ 3 mảng chính: may mặc chiếm phần lớn trong tổng doanh thu với 76%, trong khi đó vải và sợi lần lượt đóng góp 15% và 7%.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), các đơn hàng may mặc xuất khẩu đã sụt giảm đáng kể từ T7/2022 do nhu cầu tiêu thụ yếu và lượng hàng tồn kho ở mức cao tại các nhà bán lẻ lớn ở Hoa Kỳ và EU. Tuy nhiên, nhờ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và nỗ lực nâng cao năng suất lao động, quản lý chi phí hiệu quả, TCM vẫn ghi nhận kết quả tích cực trong 11T22.

Nhìn chung, trong 11T22, công ty đạt doanh thu 170.3 triệu USD (+23% n/n) và LNST 10.6 triệu USD (+108% n/n), lần lượt hoàn thành 96% và 99% kế hoạch năm 2022. Chúng tôi kỳ vọng TCM sẽ kết thúc năm 2022 với doanh thu và LNST lần lượt hoàn thành 103% và 107% kế hoạch cả năm.

Thị trường Châu Á đóng góp lớn nhất vào doanh thu

TCM xuất khẩu sản phẩm dệt may sang nhiều nước lớn trên thế giới. Trong tháng 11, xuất khẩu sang châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất với 54%, trong đó Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt chiếm 25% và 13%. Tiếp đến là châu Mỹ với 41%, trong đó Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 36%.

Tình hình đơn hàng trong 2023F

Tính đến giữa tháng 12, công ty đã nhận gần đủ đơn hàng cho 1Q23 và bắt đầu nhận đơn hàng cho 2Q23.