Du lịch Vietourist (VTD): Lợi nhuận phục hồi khi Việt Nam mở cửa du lịch trở lại

Nguồn: VCSC

Lợi nhuận phục hồi khi Việt Nam mở cửa du lịch trở lại

 

VTD

 

  • CTCP Du lịch Vietourist (UPCoM: VTD) là một trong 10 công ty điều hành tour du lịch hàng đầu Việt Nam. VTD cũng hoạt động trong các mảng kinh doanh khác, với hệ thống khách sạn & khu nghỉ dưỡng từ 3 đến 4 sao và công viên văn hóa.
  • Năm 2021 là một năm khó khăn nữa đối với ngành du lịch Việt Nam. Làn sóng dịch COVID-19 thứ tư của quốc gia này đã buộc các doanh nghiệp du lịch phải tạm thời đóng cửa hoặc ngưng hoạt động. Ngoài ra, nhiều chuyến bay nội địa đã bị hủy trong khi các hạn chế đối với các chuyến bay quốc tế vẫn được duy trì.
  • Lợi nhuận HĐKD năm 2021 của VTD giảm 113% YoY mặc dù doanh thu thuần phục hồi (từ mức cơ bản thấp). Tuy nhiên, lợi nhuận của VTD tăng gấp 3 lần YoY trong năm 2021 chủ yếu nhờ thu nhập tài chính từ việc thoái vốn thành công CTCP Xã hội Hoàng Kim Tây Nguyên.
  • Chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận của VTD sẽ phục hồi bắt đầu từ quý 2 năm 2022 do các hạn chế đi lại trong nước dần nới lỏng và Việt Nam chính thức mở cửa trở lại cho khách du lịch quốc tế.
  • Trong khi VTD đặt kế hoạch doanh thu thuần năm 2022 là 250 tỷ đồng (+ 68% YoY), dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2022 giảm 4,4% YoY. Mục tiêu này khá hợp lý theo quan điểm của chúng tôi, khi tăng trưởng LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 chủ yếu đến từ thu nhập không cốt lõi và chúng tôi có triển vọng tích cực đối với ngành du lịch.
  • VTD hiện đang giao dịch với P/E trượt là 13,0 lần - chiết khấu 80% so với mức trung bình của nhóm các công ty cùng ngành lựa chọn của chúng tôi là 64,9 lần. VTD thông báo sẽ thanh toán DPS năm 2021 là 500 đồng bằng tiền mặt.
  • Rủi ro chính: (1) Sự bùng phát trở lại của dịch COVID-19 có thể trì hoãn sự phục hồi dự kiến của ngành du lịch; (2) Kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn của VTD có thế dẫn đến khả năng pha loãng đáng kể.

Dù lợi nhuận ròng phục hồi, lợi nhuận từ HĐKD của VTD giảm 113% YoY trong năm 2021. Dù doanh thu phục hồi 44% YoY trong năm 2021 từ mức cơ sở thấp của năm 2020, lợi nhuận từ HĐKD giảm 113% YoY do chi phí  HĐKD cao trong bối cảnh khủng hoảng của ngành du lịch. Tuy nhiên, lợi nhuận của VTD tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước nhờ thu nhập tài chính tăng mạnh đến từ việc thoái vốn khỏi CTCP Xã Hội Hoàng Kim Tây Nguyên – công ty với lĩnh vực hoạt động chính là trồng rừng sản xuất kết hợp du lịch sinh thái tại Gia Lai.

Du lịch trong nước sẽ dẫn dắt đà phục hồi của ngành; du lịch quốc tế được kỳ vọng sẽ cải thiện. Khi các hạn chế đi lại trong nước được gỡ bỏ đáng kể, chúng tôi cho rằng du lịch trong nước tại Việt Nam sẽ quay về mức trước dịch COVID-19 sớm hơn nhiều so với du lịch quốc tế. Mặt khác, chúng tôi cho rằng việc nới lỏng thủ tục nhập cảnh và thị thực cho du khách quốc tế bắt đầu từ tháng 3/2022 sẽ hỗ trợ ngành du lịch trong trung hạn.

Ban lãnh đạo kỳ vọng lợi nhuận sẽ phục hồi trong quý 2/2022. Dựa trên triển vọng thị trường khả quan, VTD đặt mục tiêu lợi nhuận ròng đạt 250 tỷ đồng (+66,7% YoY) trong năm 2022 với mảng vận hành tour du lịch là nguồn doanh thu chính. Công ty cũng kỳ vọng sẽ phát hành thêm 18,5 triệu cổ phiếu để cải thiện năng lực đầu tư và tài chính của công ty trong bối cảnh ngành du lịch phục hồi.