Nguồn: FNS
Cập nhật kết quả hoạt động kinh doanh
Theo BCTC Hợp nhất được GMD công bố, DTT và LNTT có mức tăng trưởng mạnh mẽ lần lượt đạt các cột mốc 880 tỷ (tăng trưởng 28% YoY) và 350 tỷ đồng (tăng trưởng 82% YoY). Mức tăng này tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ nhờ góp phần từ tăng trưởng từ 2 hoạt động trụ cột trong cơ cấu doanh thu của GMD: doanh thu từ hoạt động khai thác cảng đạt 735 tỷ đồng (tăng trưởng 26.3% YoY), doanh thu từ hoạt động logistics, cho thuê văn phòng và các hoạt động khác đạt 144 tỷ đồng (tăng trưởng 37.1% YoY). Ngược lại, nhờ công tác kiểm soát tốt các khoản mục chi phí, giá vốn hàng bán cũng đã góp phần làm tăng BLNG của GMD, cụ thể GVHB giảm từ mức 62% xuống còn 59%, tác động kép tích cực làm cho LNTT tăng trưởng trong Q1/2022 (vốn theo dữ liệu lịch sử Q1 là quý không phải là quý cao điểm trong năm kinh doanh của GMD). LNTT quý 1 đạt 350 tỷ và hoàn thành 35% so với kế hoạch đã đề ra đại cuộc họp ĐHĐCĐ được BLĐ đề ra và được cổ đông đồng ý thông qua.
Phân tích các mũi nhọn trong hoạt động kinh doanh
Khai thác cảng
Năm 2021: GMD ghi nhận 2,600 Tỷ doanh thu và đem về 513 Tỷ LNTT, Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của GMD tập trung vào 2 mảng chủ yếu là Khai thác cảng và Logictics. Tính riêng mảng khai thác cảng đã chiếm 83% cơ cấu doanh thu và 85% cơ cấu lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ, cổ đông đã thông qua phương án phát hành thêm quyền mua cho CĐHH với tỷ lệ 3:1, giá 20,000 đồng/cp. Nếu thành công phát hành sẽ nâng vốn điều lệ của doanh nghiệp thêm 2,000 tỷ (tổng vốn góp sẽ là 5,000 tỷ). Trong đó dự kiến 1,000 tỷ đồng sẽ đầu tư vào dự án Gemalink GĐ2, 800 tỷ cho dự án cảng Nam Đình Vũ GĐ2 và 200 tỷ cho mục đích khác.
Hoạt động logistics và các hoạt động khác
Lĩnh vực Logistics của Gemadept gồm 6 dịch vụ khác nhau. Mặc dù bị tác động rất mạnh bởi dịch Covid, nhưng nhìn chung khối Logistics đã hoàn thành tốt kế hoạch về cả 3 mặt sản lượng, doanh thu và lợi nhuận. Trong đó đáng chú ý là: Vận tải hàng siêu trọng năm 2020 đã thực hiện nhiều dự án lớn, được nhiều báo đài đưa nhiều tin về vận chuyển các toa tàu điện ngầm tại TP.HCM; đặc biệt Logistics hàng lạnh do tỷ lệ hàng lưu kho tăng đột biến nên năm 2020 đã có mức tăng trưởng mạnh về lợi nhuận.
SCS: khoản đầu tư của GMD, hiện đang sở hữu 36.4% cổ phần của CTCP Dịch Vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS), là 1 trong 2 doanh nghiệp duy nhất hoạt động mảng cảng hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất. Tại cuộc họp ĐHĐCĐ, SCS đang có kế hoạch mở rộng nhà ga hàng hoá hàng không, logistics không chỉ ở sân bay Tân Sơn Nhất mà còn mở rộng ở Hải Phòng và Đà Nẵng.
Vườn cây cao su: Mảng vườn cây cao su với giá trị sổ sách đạt 1,600 tỷ VND, thông qua cuộc họp ĐHCĐ vừa qua BLĐ cũng tiết lộ rằng vẫn đang tìm kiếm đối tác phù hợp để hợp tác, chuyển nhượng.
Bất động sản: GMD hiện đang sở hữu dự án Saigon GEM với tổng diện tích 3,640m2 và 1 dự án bất động sản tại Viêng Chăn – Lào với diện tích đất 6,715m2 . BLĐ đang tìm đối tác để thoái vốn 2 tài sản này với mức gia hợp lý, một khi thương vụ được diễn ra sẽ tạo ra 1 năm tăng trưởng EPS một cách mạnh mẽ.
Định giá và khuyến nghị
Dựa vào các thông tin như Q1/2022 cảng Gemalink GĐ1 đã đóng góp được vào hơn 40% sản lượng khai thác cảng của Gemadept chỉ trong gần 1 năm đi vào hoạt động, điều quan trọng hơn Q1 là quý thấp điểm của GMD theo dữ liệu lịch sử, cảng Nam Đình Vũ GĐ1 được kỳ vọng sẽ chạy hết công suất thay vì chỉ đạt 70%(mặc dù vậy doanh thu từ cảng này vẫn tăng trưởng hơn 200%). Đồng thời công tác quản trị chi phí của BLĐ, cùng với những điểm sáng về yếu tố vĩ mô tác động tích cực lên HĐKD của doanh nghiệp, yếu tố lạm phát không ảnh hưởng nhiều (chuyển giao được phần chi phí qua cho khách hàng) sẽ tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ lên LNTT của GMD trong năm 2022. Năm 2022, chúng tôi ước tính mức EPS là 2,750 đồng và mức P/E phù hợp đối với cổ phiếu đầu ngành khai thác cảng như GMD là 23.3 tương ứng với mức giá trị hợp lý là 64,100 đồng với thời gian nắm giữ cổ phiếu >1 năm.