- Tôm xuất khẩu của Việt Nam đang bị ASPA khởi kiện hành vị trợ cấp. DOC dự kiến sẽ đưa ra quyết định về việc có tiến hành điều tra chống trợ cấp hay không vào ngày 14/11.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp trong 12 năm qua. Vì vậy, chúng tôi tin rằng doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ tốt quy định của Mỹ về chống trợ cấp.
- Nếu bị điều tra, doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ chịu thêm sức ép. Tuy nhiên, FMC (Mua vào, giá mục tiêu 56.200đ) và MPC (Giảm tỷ trọng, giá mục tiêu 16.900đ) sẽ ít bị ảnh hưởng hơn nhờ tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng (không bị áp thuế) cao.
Doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam có nguy cơ bị Mỹ điều tra chống trợ cấp
Vào ngày 25/10, Hiệp hội các nhà chế biến tôm Mỹ (ASPA) đã khởi kiện chống bán phá giá đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Ecuador và Indonesia và khởi kiện chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC).
Theo đó, nếu cơ quan quản lý Mỹ kết luận có hành vi bán phá giá và trợ cấp, các doanh nghiệp nhập khẩu tôm từ Ấn Độ và Việt Nam có thể sẽ bị áp thuế chống trợ cấp (hiện tôm của Ấn Độ và Việt Nam đang bị áp thuế chống bán phá giá lần lượt 3,88-7,92% và 25,76%).
Trong khi đó, các doanh nghiệp nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh từ Ecuador và Indonesia có thể sẽ đồng thời bị áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp.
HSC kỳ vọng Mỹ kết luận không trợ cấp tôm Việt Nam
Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ đã chịu mức thuế chống bán giá giá là 25,76% (ngoại trừ MPC không bị áp thuế), cao hơn mức 3,88-7,92% của Ấn Độ. Trong khi đó, hiện Ecuador và Indonesia không bị áp thuế chống bán phá giá. Vì vậy, tôm của Việt Nam kém cạnh tranh hơn so với tôm của Ecuador, Ấn Độ và Indonesia trong nhiều năm. Nếu cơ quan quản lý Mỹ kết luận có hành vi bán phá giá và trợ cấp, xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ chịu thêm sức ép.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam (đặc biệt là MPC đã 2 lần thắng kiện thuế chống bán phá giá vào năm 2016 và 2021) có nhiều kinh nghiệm trong các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp. HSC kỳ vọng các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sẽ cung cấp được đủ bằng chứng chứng minh không vi phạm quy định chống trợ cấp trước Bộ Thương mại Mỹ.
Điều tra chống bán phá giá đối với Ecuador và Indonesia
Đồng thời, Ecuador và Indonesia đang bị kiện bán phá giá. Thuế chống bán phá giá trong đơn khởi kiện là từ 1,29% đến 111,39% đối với Ecuador và từ 4,85% đến 37,36% đối với Indonesia.
Nếu kết quả điều tra kết luận Ecuador và Indonesia có hành vi bán phá giá, hai quốc gia này sẽ bị áp thuế chống bán phá giá, từ đó giúp cho tôm xuất khẩu của Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn về giá.
Tôm Việt Nam có nguy cơ bị điều tra chống trợ cấp
Tôm Việt Nam đã bị ASPA khởi kiện chống trợ cấp từ ngày 25/10 cùng với Ấn Độ trong khi Ecuador và Indonesia bị khởi kiện chống bán phá giá. Toàn bộ sản phẩm tôm đông lạnh có tỷ trọng tôm chiếm trên 20% trọng lượng sẽ trong diện điều tra. Với kinh nghiệm dày dặn trong các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp trong 12 năm qua, HSC kỳ vọng kết quả điều tra sẽ bác bỏ cáo buộc đối với tôm Việt Nam.
Trong khi đó, nếu kết quả điều tra kết luận Ecuador và Indonesia có hành vi bán phá giá, tôm Việt Nam sẽ trở nên cạnh tranh hơn mặc dù hiện tại cũng đang bị áp thuế chống bán phá giá ở mức cao là 25,67%.
Doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam có nguy cơ bị Mỹ điều tra chống trợ cấp
Vào ngày 25/10, Hiệp hội các nhà chế biến tôm Mỹ (ASPA) đã khởi kiện chống bán phá giá đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Ecuador và Indonesia và khởi kiện chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC).
Theo đó, nếu cơ quan quản lý Mỹ kết luận sẽ tiến hành điều tra hành vi bán phá giá và trợ cấp, các doanh nghiệp nhập khẩu tôm từ Ấn Độ và Việt Nam có thể sẽ bị áp thuế chống trợ cấp (hiện tôm của Ấn Độ và Việt Nam đang bị áp thuế chống bán phá giá lần lượt 3,88-7,92% và 25,76%). Trong khi đó, các doanh nghiệp nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh từ Ecuador và Indonesia có thể sẽ đồng thời bị áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp.
Phạm vi và kế hoạch điều tra
Theo luật pháp tại Mỹ, ngành sản xuất trong nước có thể nộp đơn đề nghị chính phủ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu để xác định liệu sản phẩm đó có được bán tại Mỹ với giá thấp hơn giá trị hợp lý (nghĩa là bán phá giá) hay không. Ngành sản xuất trong nước cũng có thể nộp đơn đề nghị điều tra chống trợ cấp nhằm xác định liệu một nhà sản xuất nước ngoài có được chính phủ nước đó trợ cấp hay không.
DOC sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá và/hoặc thuế chống trợ cấp nếu (1) hàng hóa bị điều tra được xác định là bán phá giá và/hoặc được trợ cấp và (2) ITC sẽ xác định xem ngành sản xuất trong nước có chịu thiệt hại đáng kể hay có nguy cơ chịu thiệt hại đáng kể từ các sản phẩm nhập khẩu được bán phá giá/trợ cấp hay không.
Nếu ITC và DOC có kết luận sơ bộ sẽ tiến hành điều tra, các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ phải đặt cọc số tiền tương đương với thuế chống bán phá giá/thuế chống trợ cấp ước tính cho toàn bộ hàng nhập khẩu kể từ ngày công bố kết luận sơ bộ của DOC trên Công báo Liên bang (Federal Register). DOC sẽ công bố mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với từng quốc gia cụ thể, nhiều khả năng dựa trên bình quân mức thuế được tính cho các nhà sản xuất lớn nhất của quốc gia đó. Thuế chống bán phá giá/thuế chống trợ cấp sơ bộ có thể/thường thay đổi trong kết luận cuối cùng. Những công ty được nhận mức thuế chống trợ cấp 0% hoặc mức thuế tối thiểu sẽ được đưa ra khỏi danh sách phải nộp thuế chống trợ cấp (nếu được ban hành).
Phạm vi điều tra
Những sản phẩm bị điều tra lần này là tôm nước ấm đông lạnh, bao gồm tôm đánh bắt tự nhiên (trên biển) và tôm nuôi (ngành thủy sản), còn đầu hay bỏ đầu, còn vỏ hay bóc vỏ, còn đuôi hay bỏ đuôi, đã lấy chỉ hay chưa lấy chỉ, đã chế biến chín hay còn sống, hay được chế biến dưới dạng đông lạnh (trừ tôm tẩm bột và tôm tươi).
Tôm đông lạnh đóng gói kèm nước ướp, gia vị hoặc nước sốt cũng nằm trong phạm vi điều tra. Ngoài ra, nằm trong phạm vi điều ra còn có thực phẩm sơ chế (không phải thức ăn được nấu sẵn) với trên 20% trọng lượng là tôm.
Kế hoạch điều tra
Kế hoạch điều tra dự kiến được trình bày trong bảng dưới đây.
Ảnh hưởng tiềm ẩn đối với hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam
Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ đạt 792 triệu USD trong năm 2022, chiếm 18,6% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Tôm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ hiện đang chịu thuế chống bán phá giá là 25,76% (trừ MPC không bị áp thuế chống bán phá giá). Nếu Mỹ quyết định áp thuế chống trợ cấp sẽ gây bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam nói chung so với Ấn Độ (bị áp thuế chống bán phá giá 3,88-7,92%), Ecuador và Indonesia (chưa bị áp thuế chống bán phá giá).
Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam đã gặp nhiều trường hợp kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp trong 12 năm qua. Vì vậy, HSC tin rằng ngành tôm Việt Nam đã học hỏi và điều chỉnh để không vi phạm các quy định của Mỹ về chống bán phá giá và chống trợ cấp vì Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam, đóng góp 18-20% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam. Chúng tôi kỳ vọng kết quả xem xét lần này sẽ có lợi cho Việt Nam và Việt Nam sẽ không bị điều tra chống trợ cấp.
Trước đó vào năm 2012, Liên minh khai thác tôm Hoa Kỳ cũng đã khởi kiện chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh từ Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, vụ kiện đã không dẫn đến việc áp thuế chống trợ cấp đối với Việt Nam vì DOC đã kết luận Indonesia và Thái Lan không có hành vi trợ cấp; trong khi đó ITC đã kết luận 5 nước còn lại Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Malaysia và Việt Nam không làm tổn hại đến ngành nuôi tôm tại Mỹ. ITC đã đưa ra kết luận cuối cùng sau khi xác định sản phẩm tôm nhập khẩu từ các nước bị khởi kiện không gây ra tác động tiêu cực về giá tôm nội địa nên việc KQKD của các doanh nghiệp trong ngành tôm nội địa suy giảm không vì sản phẩm nhập khẩu.
Trong lúc này xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ đang ở mức bình thường. Kim ngạch xuất khẩu tôm 10 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam vào Mỹ đạt 572 triệu USD, giảm10,6% về lượng và giảm 20,3% về giá trị từ nền rất cao trong năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu của MPC đạt khoảng 80 triệu USD, giảm 13% và FMC đạt khoảng 42 triệu USD, giảm 16%.
Điều tra chống bán phá giá đối với Ecuador và Indonesia có thể có lợi cho tôm Việt Nam
Ecuador và Indonesia cũng đang bị khởi kiện chống bán phá giá. Thuế chống bán phá giá trong đơn khởi kiện là từ 1,29% đến 111,39% đối với Ecuador và từ 4,85% đến 37,36% đối với Indonesia.
Trong nhiều năm liền, xuất khẩu tôm của Việt Nam có sức cạnh tranh về giá kém hơn so với Ecuador, Ấn Độ và Indonesia vì bị áp mức thuế chống bán phá giá cao là 25,76% (Ấn Độ chỉ bị áp mức thuế 3,88-7,92% trong khi Ecuador và Indonesia không bị áp thuế). Nếu Ecuador và Indonesia bị kết luận có hành vi chống bán phá giá sau khi điều tra, các nước này có thể sẽ bị áp thuế chống bán giá giá và tôm của Việt Nam sẽ cạnh tranh hơn về giá so với tôm từ Ecuador và Indonesia.
Khuyến nghị
Hiện việc điều tra chống trợ cấp vẫn chưa bắt đầu. DOC dự kiến sẽ thông báo quyết định có tiến hành điều tra hay khong vào ngày 14/11.
Trong kịch bản xấu nhất, nếu cơ quan quản lý Mỹ kết luận có hành vị trợ cấp đối với Việt Nam, tôm của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ có thể sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, 2 doanh nghiệp tôm xuất khẩu HSC khuyến nghị sẽ ít bị ảnh hưởng hơn so với các doanh nghiệp khác nhờ có tỷ trọng cao của sản phẩm giá trị gia tăng trong trong cơ cấu sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm tôm tẩm bột (lần lượt chiếm 43% và 60% trong tổng giá trị xuất khẩu năm 2022 của MPC và FMC). Những sản phẩm giá trị gia tăng này không bị áp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp.
HSC tin rằng MPC và FMC có thể thay đổi cơ cấu sản phẩm (nâng tỷ trọng sản phẩm không bị áp thuế là tôm tẩm bột và các sản phẩm giá trị gia tăng khác) khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ để giảm tác động từ thuế chống trợ cấp nhờ năng lực sản xuất mạnh và kinh nghiệm dày dặn trong ngành.
Đặc biệt, MPC đã 2 lần thắng các vụ kiện chống bán phá giá vào năm 2016 và 2021, từ đó không bị áp thuế chống bán phá giá. Đây là bằng chứng mạnh mẽ chứng minh sự tuân thủ của công ty đối với các quy định về chống bán phá giá/chống trợ cấp. HSC tin rằng công ty sẽ hợp tác và dẫn đầu các doanh nghiệp xuất khẩu tôm khác của Việt Nam trong việc hợp tác với DOC và ITC nhằm chứng minh tôm Việt Nam không được trợ cấp, từ đó tránh bị áp thuế chống trợ cấp.
Kịch bản tích cực nhất
Mặc dù hiện đã bị áp mức thuế chống bán phá giá rất cao, Việt Nam vẫn trở thành 1 trong 4 quốc gia xuất khẩu tôm lớn nhất sang thị trường Mỹ, chiếm 10% tổng kim ngạch nhập khẩu tôm của nước này. Trong kịch bản tích cực nhất khi Ecuador, Indonesia và Ấn Độ bị áp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ hưởng lợi.
Trong trường hợp này, MPC sẽ hưởng lợi lớn nhất vì không bị áp thuế chống bán phá giá cho toàn bộ các sản phẩm. Trong khi đó, FMC chủ yếu xuất khẩu tôm tẩm bột sang thị trường Mỹ và điều này giúp công ty tránh được thuế chống bán phá giá áp vào sản phẩm tôm đông lạnh trong vài năm qua, từ đó cũng sẽ hưởng lợi.