Mỹ tuyên bố Việt Nam thao túng tiền tệ

Trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ đã tuyên bố Việt Nam (cùng với Thụy Sỹ) đã thao túng tiền tệ.

Trong bản thông cáo báo chí, Bộ Tài chính Hoa Kỳ cáo buộc Việt Nam đã thao túng tiền Việt Nam duy trì ở mức thấp nhằm giữ lợi thế thương mại trong giao thương quốc tế.

Dưới thời tổng thống Donald Trump, Bộ Tài chính Mỹ đã có cách tiếp cận khắc khe với các quốc gia. Bước đi này sẽ đưa người kế nhiệm ông Trump là Biden vào thế cờ khó xử. Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ cũng đã tuyên bố Trung Quốc đã thao túng đồng nhân dân tệ vào năm 2019 giữa căng thẳng thương mại 2 nước, tuy nhiên cáo buộc này đã bị dỡ bỏ vào tháng 1/2020 sau khi tổng thống Trump đã đạt được thỏa thuận tổng thống Tập Cận Bình của Trung Quốc. Hiện tại, có 10 quốc gia bị Bộ Tài chính Mỹ đưa vào danh sách theo dõi về vấn đề thao túng tiền tệ bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Singapore, Malaysia, Taiwan, Thái Lan và Ấn Độ.

Giá trị đồng USD trong vòng 2 năm

Nhân viên cao cấp trong Bộ Tài chính Mỹ cho biết Mỹ làm việc đê “giải quyết các vấn đề” với Việt Nam và Thụy Sỹ trong vòng một năm tới. Những biện pháp trừng phạt bao gồm hạn chế nhập khẩu cũng như áp thuế.

Bộ Thương mại Mỹ cảnh báo rằng đánh thuế đối với VIệt Nam sẽ làm xấu đi quan hệ 2 nước

Bộ Thương mại Mỹ đã lên tiếng đề xuất Chính phủ Mỹ không nên đánh thuế Việt Nam trước cáo buộc thao túng tiền tệ của Bộ Tài chính rằng Việt Nam không đáp ứng được 3 tiêu chí của Đạo luật Xúc tiến và tăng cường thương mại năm 2015 của Mỹ (*). Quan chức Bộ Thương mại Mỹ cho rằng bất cứ hành động áp thuế nào của Mỹ đối với Việt Nam trước cuộc điều trần vào cuối tháng 12 sẽ bỏ qua các thủ tục cần thiết trong thương mại.

Ông John Goyer, Trưởng phòng Bộ Thương mại phụ trách khu vực Đông Nam Á cho rằng: “Điều này sẽ gửi một thông điệp không tốt tới Việt Nam và sẽ để lại hậu quả trong mối quan hệ tốt đẹp của 2 nước.”

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phản hồi chính thức

Về vấn đề này, NHNN khẳng định việc điều hành tỷ giá những năm qua, vốn nằm trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung, nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.

"Thặng dư thương mại song phương với Mỹ và thặng dư cán cân vãng lai là kết quả của hàng loạt các yếu tố liên quan tới các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam", theo thông cáo của NHNN sáng ngày 17/12.

Theo NHNN, việc mua ngoại tệ can thiệp thời gian qua nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt của thị trường ngoại tệ trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ dồi dào, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời củng cố Dự trữ ngoại hối Nhà nước vốn ở mức thấp so với các nước trong khu vực để tăng cường an ninh tài chính tiền tệ quốc gia.

NHNN nhấn mạnh rằng Việt Nam coi trọng mối quan hệ kinh tế-thương mại ổn định và bền vững với Mỹ. Theo đó, sẽ phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà Mỹ quan tâm trên tinh thần hợp tác, hai bên cùng có lợi, tiến đến quan hệ thương mại hài hòa, công bằng theo Kế hoạch hành động hợp tác giữa hai nước.

Đồng thời, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.

---

(*) Theo quy định của Đạo luật Xúc tiến và tăng cường thương mại năm 2015 của Mỹ, Bộ Tài chính Mỹ cần thực hiện phân tích nâng cao về chính sách tỷ giá và kinh tế đối ngoại của các đối tác thương mại lớn thỏa mãn các tiêu chí về thặng dự thương mại song phương với Mỹ, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp ngoại tệ. Các tiêu chí này được lượng hóa cụ thể bao gồm:

Thứ nhất, thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất 20 tỷ USD;

Thứ hai, thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP;

Thứ ba, can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính có bài phát biểu tuyên bố rằng: “Bộ Tài chính Mỹ đã có hành động cứng rắng nhằm bảo vệ đà tăng trưởng kinh tế và cơ hội của công dân và doanh nghiệp của Mỹ. Theo đó, Bộ Tài chính có những bước hành động tiếp theo đối với Việt Nam và Thụy Sỹ nhằm loại bỏ việc này, vốn đem lại lợi thế cạnh tranh không công bằng cho các đối thủ [khi cạnh tranh với doanh nghiệp của Mỹ]”

Nhận tín hiệu giao dịch

Bạn có biết dòng tiền lớn là nguyên nhân khiến giá chứng khoán tăng hoặc giảm?! Hơn 95% nhà đầu tư đang thua lỗ vì không biết bí mật này. 
Finashark xây dựng hệ thống thông minh phát hiện được hành vi dòng tiền lớn. Giúp đưa ra tín hiệu giao dịch chính xác mang lại lợi nhuận vượt trội cho người sử dụng. 

Cập nhật tín hiệu giao dịch Forex, cổ phiếu, thị trường hàng hóa và nhiều hơn nữa tại đây: Tín hiệu giao dịch

Đăng ký nhận tín hiệu giao dịch 7 NGÀY MIỄN PHÍ tại đây.

Mở tài khoản giao dịch tặng gói VIP tại đây.

--------------------------------------------------------------------------------

Phương pháp dòng tiền lớn.

*Bạn có biết dòng tiền lớn là nguyên nhân khiến giá chứng khoán tăng hoặc giảm?! Hơn 95% nhà đầu tư đang thua lỗ vì không biết bí mật này. 
Finashark xây dựng hệ thống thông minh phát hiện được hành vi dòng tiền lớn. Giúp đưa ra tín hiệu giao dịch chính xác mang lại lợi nhuận vượt trội cho người sử dụng. ​

Disclaimer:

*Finashark tiếp cận các nguồn tin chính thống theo chuẩn mực tài chính quốc tế với sự phân tích chuyên sâu từ chuyên viên phân tích cao cấp được xác thực. Theo đó, các khuyến nghị đưa ra đều đạt chuẩn khuyến nghị đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, Finashark không chịu bất kỳ trách nhiệm thuộc bất kỳ loại nào phát sinh từ hay liên quan đến việc sử dụng hay dựa vào thông tin hay ý kiến trình bày trong báo cáo này.