Ngân hàng Á Châu (ACB): Căng buồm qua giông bão

Nguồn: SSI

Căng buồm qua giông bão

 

ACB

 

Luận điểm đầu tư: ACB đạt lợi nhuận trước thuế 4,5 nghìn tỷ đồng (tăng 71,1% so với cùng kỳ) trong quý 3/2022, nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của: tín dụng (11,1% so với cùng kỳ), thu nhập lãi (33,4% so với cùng kỳ), thu nhập từ phí (36,4% so với cùng kỳ) và dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh (89% so với cùng kỳ). Đáng chú ý, NIM vẫn duy trì đà tăng trưởng trong quý 3. Mặc dù chất lượng tài có suy giảm nhẹ trong quý 3 năm 2022, nhưng ACB vẫn duy trì một bộ đệm dự phòng vững chắc, giúp Ngân hàng giảm áp lực chi phí dự phòng tín dụng và tiếp đà cho sự tăng trưởng lợi nhuận cho ACB trong các quý tiếp theo. Số dư các khoản vay tái cơ cấu giảm 13,9% so với quý trước (còn lại 11,2 nghìn tỷ đồng) và với việc không đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp nên ACB ít bị ảnh hưởng bởi các biến động trên thị trường hiện tại. Tuy chúng tôi đã đưa những khó khăn và thách thức mà ACB sẽ phải đương đầu trong thời gian tới vào giả định của mình, và giảm giá mục tiêu 1 năm xuống 26.300 đồng/cổ phiếu (từ 34.400 đồng/cổ phiếu), nhưng chúng tôi vẫn duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu ACB với tiềm năng tăng giá là 29,2%.

Quan điểm ngắn hạn: Với quan điểm quản trị thận trọng và bộ đệm tín dụng tốt trong bối cảnh thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn cùng với tăng trưởng lợi nhuận ở mức khá trong quý 4 năm 2022, là những yếu tố quan trọng hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngắn hạn.

Rủi ro giảm giá đối với khuyến nghị của chúng tôi: Tỷ lệ nợ xấu cao hơn dự kiến và NIM giảm.

Tiềm năng tăng giá: Hạn mức tín dụng cao hơn.