Ngân hàng Á Châu (ACB): LNST tăng mạnh nhờ hoàn nhập dự phòng lớn

Nguồn: VCSC

LNST tăng mạnh nhờ hoàn nhập dự phòng lớn

 

ACB

 

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2022 với tổng thu nhập từ HĐKD (TOI) đạt 13,8 nghìn tỷ đồng ( +15,7% YoY) và lợi nhuận ròng đạt 7,2 nghìn tỷ đồng (+42,6% YoY), lần lượt hoàn thành 49,0% và 50,1% dự báo 2022 của chúng tôi. LNST 6 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh chủ yếu là do (1) thu nhập từ lãi (NII) tăng 14,7% YoY, (2) thu nhập phí ròng (NFI) tăng 14,6% YoY, (3) Lãi 725 tỷ đồng từ thu nhập ròng khác so với mức cơ sở thấp là 28 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021, (4) 33 tỷ đồng thu nhập từ đầu tư cổ phiếu so với 7 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021 và (5) 566 tỷ đồng thu hồi ròng từ các khoản nợ xấu. Các yếu tố này bị ảnh hưởng một phần bởi (1) khoản lỗ 238 tỷ đồng từ kinh doanh giao dịch chứng khoán so với mức lãi 205 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2021, (2) Lãi từ đầu tư chứng khoán đầu tư giảm 70,3% YoY và (3) chi phí HĐKD (OPEX) tăng 41,0% YoY, khiến tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) cao hơn. Chúng tôi hiện sẽ không có thay đổi đáng kế nào đối với dự báo và/hoặc giá mục tiêu của chúng tôi cho ACB, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

ACB báo cáo NII tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022 mặc dù NIM giảm YoY. NII 6 tháng đầu năm 2022 của ACB đạt 11 nghìn tỷ đồng (+14,7% YoY và +3,1% QoQ), hoàn thành 49% dự báo cả năm của chúng tôi. Trong 6 tháng đầu năm 2022, tăng trưởng cho vay của ACB đạt 9,31% (-0,4 điểm % YoY) – với mức tăng trưởng tiền gửi thấp hơn đạt 2,16% (+0,7 điểm % YoY) – dẫn đến tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) đạt 84,5%. Tỷ lệ CASA tăng 2,9 điểm % YoY, đạt 25,05% trong 6 tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, NIM giảm 11 điểm cơ bản YoY trong 6 tháng đầu năm 2022 xuống còn 4,23%, do mức giảm 58 điểm cơ bản YoY trong lợi suất IEA ảnh hưởng đến mức giảm 45 điểm cơ bản trong chi phí vốn (COF).

Mảng kinh doanh chứng khoán ghi nhận mức lỗ cao nhất kể từ năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2022, ACB ghi nhận khoản lỗ 238 tỷ đồng so với mức thu nhập dương 205 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021 do (1) trích lập 136 tỷ đồng cho dự phòng giảm giá chứng khoán và (2) thu nhập từ bán chứng khoán giảm 47,3% YoY. Khi đối chiếu với báo cáo tài chính công ty mẹ, chúng tôi nhận thấy khoản lỗ chủ yếu đến từ Công ty TNHH Chứng khoán ACB.

Tỷ lệ CIR tăng 6,5 điểm % YoY do chi phí HĐKD (OPEX) tăng cao hơn thu nhập HĐKD (TOI). TOI chỉ tăng 15,7% YoY trong 6 tháng đầu năm 2022, trong khi OPEX tăng 41,0% YoY, dẫn đến CIR tăng 36,4%. OPEX tăng là do (1) chi phí lương tăng 27,8% YoY (trung bình chi phí lương đầu người trong 6 tháng đầu năm 2022 là 233 triệu đồng so với 190 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm 2021) và (2) các khoản hoàn nhập dự phòng bất thường trị giá 583,6 tỷ đồng dành cho các tài sản khác trong 6 tháng đầu năm 2021 khiến OPEX ở nửa đầu 2021 thấp hơn các giai đoạn khác.

Chất lượng tài sản duy trì xu hướng ổn định. Tỷ lệ nợ xấu của ACB trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt mức 0,76% (+7 điểm cơ bản YoY và -32 điểm cơ bản QoQ). Đáng chú ý, nợ Nhóm 5 tăng từ 1,4 nghìn tỷ đồng trong quý 4/2021 lên 2,2 nghìn tỷ đồng trong quý 2/2022 (+76,5% YoY và +13,4% QoQ). Nợ Nhóm 2 trong khoản vay gộp giảm 4 điểm cơ bản QoQ nhưng tăng 12 điểm cơ bản YoY, đạt 0,38%. Tỷ lệ bao phủ nợ (LLR) của ACB giảm 27,6 điểm % YoY còn 185,1% nhưng tỷ lệ bao phủ nợ xấu này vẫn đạt mức cao so với các ngân hàng khác.