Nguồn: VCSC
Dư nợ tái cơ cấu giảm trong quý 1/2022
- Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 2,0% xuống 24.000 đồng/cổ phiếu nhưng nâng khuyến nghị đối với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB) từ KHẢ QUAN lên MUA khi giá cổ phiếu đã giảm khoảng 40% trong 3 tháng qua.
- Giá mục tiêu thấp hơn của chúng tôi chủ yếu đến từ (1) tổng LNST dự báo giai đoạn 2022-2026 của chúng tôi giảm 1,2% và (2) điều chỉnh giảm P/B mục tiêu của chúng tôi từ 1,42 lần xuống 1,34 lần, được bù đắp một phần bởi hiệu ứng tích cực từ việc cập nhật mô hình định giá mục tiêu đến giữa năm 2023.
- Chúng tôi nâng dự phóng LNST năm 2022 lên 6,3%, chủ yếu nhờ thu nhập từ lãi (NII) tăng 3,3% sau giả định NIM cao hơn của chúng tôi, được bù đắp một phần bởi thu nhập phí ròng (NFI) giảm 4,7% (bao gồm lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối) khi chúng tôi thận trọng hơn trong dự báo phí bancasurrance do cạnh tranh cao hơn trong phân khúc này.
- Chúng tôi điều chỉnh giả định huy động vốn từ NĐT thông qua phát hành riêng lẻ 66,7 triệu cổ phiếu (tương đương 5,11% cổ phần sau phát hành) lên 83 triệu cổ phiếu (tương đương 5,28% cổ phần sau phát hành) theo kế hoạch mới nhất của LPB được công bố tại ĐHCĐ gần đây của ngân hàng. Giả định của chúng tôi cho giá phát hành riêng lẻ là 22.000 đồng/cổ phiếu.
- Chúng tôi duy trì giả định rằng LPB sẽ tham gia một hợp đồng bancassurance độc quyền mới vào giữa năm 2022 sau khi hợp đồng 5 năm với Dai-ichi Life hết hạn vào tháng 5/2022. Giả định của chúng tôi về khoản phí ứng trước mới mà LPB có thể nhận được vẫn ở mức 1,9 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, chúng tôi giả định rằng LPB sẽ nhận và ghi nhận 50% phí ứng trước từ hợp đồng bancassurance độc quyền mới vào năm 2022 và phần còn lại vào năm 2023.
- Yếu tố hỗ trợ: Phí ứng trước cao hơn dự kiến nhận được từ hợp đồng bancasurrance độc quyền mới.
- Rủi ro: (1) LPB không huy động được vốn cổ phần mới thông qua các đợt chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài vào năm 2022; (2) LPB không ký được hợp đồng bancassurance mới vào giữa năm 2022 để thay thế hợp đồng với Dai-ichi Life; (3) các PTO được nâng cấp không mang lại doanh thu như kỳ vọng.
Các khoản nợ tái cơ cấu giảm xuống mức thấp nhất trên cả cơ sở tuyệt đối và tương đối kể từ làn sóng dịch COVID-19 đầu tiên. Các khoản nợ tái cơ cấu của LPB giảm từ 5,4 nghìn tỷ đồng trong quý 4/2021 (tương đương 2,6% tổng dư nợ) xuống 2,5 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2022 (tương đương 1,2% tổng dư nợ). Do đó, chúng tôi điều chỉnh giảm giả định tổng chi phí dự phòng theo Thông tư 14 xuống còn 1,6 nghìn tỷ đồng và cho rằng ngân hàng có thể hoàn tất ghi nhận chi phí dự phòng theo Thông tư 14 trong năm nay. Chúng tôi cũng giả định rằng 70% lãi dự thu ngoại bảng từ các khoản nợ tái cơ cấu tại thời điểm quý 4/2021 sẽ được ghi nhận vào năm 2022.
Tỷ lệ CASA là một vấn đề thách thức không chỉ đối với LPB mà còn đối với các ngân hàng nhỏ khác. Ngân hàng thừa nhận rằng sẽ cần thời gian để cải thiện tỷ lệ CASA từ mức thấp trong quý 1/2022 là 7,67%. Trong khi đó, LPB sẽ tập trung vào cho vay bán lẻ, phí bancasurrance, phí giao dịch và/hoặc phí thanh toán ngoại hối để bù đắp cho chi phí huy động cao từ tỷ lệ CASA thấp.
LPB là ngân hàng có định giá rẻ nhất trong danh mục theo dõi của chúng tôi. LPB hiện giao dịch ở mức P/B 2022 là 0,7 lần so với mức trung bình của các ngân hàng khác là 1,25 lần với ROE dự phóng năm 2022 là 22,3% so với mức trung bình của các công ty cùng ngành là 21,0%.