Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTG): NIM tăng QoQ nhưng vẫn chịu ảnh hưởng từ các gói hỗ trợ lãi suất

Nguồn: VCSC

NIM tăng QoQ nhưng vẫn chịu ảnh hưởng từ các gói hỗ trợ lãi suất

 

CTG

 

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG) công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2022 với tổng thu nhập từ HĐKD (TOI) đạt 30,0 nghìn tỷ đồng (+11,1% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS là 9,3 nghìn tỷ đồng (+6,9% YoY), lần lượt hoàn thành 49,3% và 45,1% so với dự báo 2022 của chúng tôi. Nếu loại trừ khoản phí bancassurance ứng trước mà chúng tôi kỳ vọng CTG sẽ nhận được vào năm 2022, LNST sau lợi ích CĐTS 6 tháng đầu năm 2022 đã hoàn thành 47,6% dự báo cả năm của chúng tôi. Lợi nhuận tăng chủ yếu là do (1) thu nhập từ lãi (NII) tăng 2,8% YoY, (2) thu nhập phí ròng (NFI) tăng 7,5% YoY, (3) lãi từ giao dịch ngoại hối tăng 86,5% YoY và (4) thu nhập ròng khác tăng 1,9 lần YoY, bị ảnh hưởng một phần bởi chi phí dự phòng tăng 21,9% YoY. Trên cơ sở hàng quý, LNST sau lợi ích CĐTS quý 2/2022 đạt 4,6 nghìn tỷ đồng (-0,4% QoQ và +106,4% YoY so với mức cơ sở thấp trong quý 2/2021). Chúng tôi nhận thấy không có thay đổi đáng kể nào đối với dự báo của chúng tôi cho CTG, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Tăng trưởng tín dụng quý 2/2022 hạn chế do hạn mức tín dụng ban đầu nghiêm ngặt. CTG ghi nhận tăng trưởng tín dụng quý 2/2022 đạt 0,5% QoQ, trong đó cho vay khách hàng tăng 0,7% QoQ và dư nợ trái phiếu doanh nghiệp giảm 16,4% QoQ. Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2022 đạt 9,7% so với hạn mức tín dụng ban đầu của ngân hàng là 10%. Ngoài ra, tăng trưởng huy động 6 tháng đầu năm 2022 đạt 3,8%.

NIM tăng theo cơ sở QoQ. CTG báo cáo NII 6 tháng đầu năm 2022 tăng 2,8% YoY nhờ tăng trưởng cho vay 6 tháng đầu năm 2022 mạnh mẽ; trong khi đó, NIM 6 tháng đầu năm 2022 giảm 33 điểm cơ bản YoY. Việc NIM giảm trong 6 tháng đầu năm 2022 là kết quả của (1) lợi suất IEA giảm 18 điểm cơ bản YoY do CTG tiếp tục cung cấp các gói hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 và (2) chi phí huy động (COF) tăng 15 điểm cơ bản YoY. Trên cơ sở quý, trong khi CTG tuyên bố trong báo cáo KQKD ngân hàng tiếp tục cung cấp các gói hỗ trợ cho khách hàng trong quý 2/2022, NIM quý 2/2022 vẫn ghi nhận mức tăng 33 điểm cơ bản QoQ do lợi suất IEA tăng 45 điểm cơ bản QoQ bù đắp cho mức tăng 12 điểm cơ bản QoQ trong COF. Chúng tôi cho rằng sự cải thiện NIM theo quý có thể là do (1) sự cải thiện đáng kể trong các khoản vay tái cơ cấu lại và/hoặc (2) các gói hỗ trợ trong quý 2/2022 thấp hơn so với quý 1/2022.

NOII 6 tháng đầu năm 2022 đạt mức tăng trưởng ổn định 43,9% YoY nhờ lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng như thu nhập ròng khác cao hơn. CTG báo cáo NOII 6 tháng đầu năm 2022 đạt 7,9 nghìn tỷ đồng (+43,9% YoY), chủ yếu được hỗ trợ bởi mức (1) tăng 86,5% YoY từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, (2) thu nhập ròng khác tăng 1,9 lần YoY được hỗ trợ bởi kết quả trong quý 1/2022 cao, (3) lãi 5,8 tỷ đồng từ đầu tư chứng khoán so với khoản lỗ 88 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2021 và (4) NFI thuần tăng 7,5% YoY. Ngân hàng chia sẻ rằng tăng trưởng NFI ròng YoY chủ yếu do phí dịch vụ từ tài trợ thương mại và hoa hồng bảo hiểm; trong khi đó, phí từ hoạt động thanh toán giảm YoY do tác động của chương trình không thu phí. Chúng tôi cho rằng CTG đã không ghi nhận phí bancasurrance ứng trước từ Manulife trong 6 tháng đầu năm 2022.

Chi phí dự phòng 6 tháng đầu năm 2022 tăng 21,9% YoY do cơ sở trích lập dự phòng thấp trong quý 1/2021; chi phí dự phòng quý 2/2022 giảm 17,2% YoY. CTG cho biết quý 2/2021 là quý đầu tiên ngân hàng trích lập chi phí dự phòng bổ sung cho các khoản cho vay tái cơ cấu và tính đến năm 2021, ngân hàng đã gần như hoàn tất việc trích lập chi phí dự phòng bổ sung cho các khoản vay tái cơ cấu. Ngân hàng cho biết chi phí dự phòng trong quý 2/2022 không còn bị ảnh hưởng bởi việc trích lập dự phòng cho các khoản vay tái cơ cấu, tương ứng rằng công ty đã hạch toán đầy đủ chi phí dự phòng cho các khoản vay được cơ cấu lại trong quý 1/2022.

Chất lượng tài sản giảm nhẹ trong quý 2/2022. Tỷ lệ nợ xấu quý 2/2022 tăng lên 1,35% (+10 điểm cơ bản QoQ và 1 điểm cơ bản YoY) trên cơ sở tỷ lệ xử lý nợ trên tổng dư nợ 6 tháng đầu năm 2022 đạt 0,37% (so với 0,22% trong 6 tháng đầu năm 2021). Nợ Nhóm 3 trên tổng dư nợ giảm 24 điểm cơ bản QoQ trong khi nợ Nhóm 5 trên tổng dư nợ tăng 38 điểm cơ bản QoQ, đưa tỷ lệ nợ Nhóm 5 trên tổng dư nợ trong quý 2 năm 2022 lên 0,96%. Tỷ lệ nợ Nhóm 2 trên tổng dư nợ tăng 15 điểm cơ bản theo quý và 86 điểm cơ bản theo năm lên 1,25% trong quý 2 năm 2022. CTG chia sẻ rằng những bất ổn kinh tế vĩ mô toàn cầu đã tác động đến khách hàng của CTG (chủ yếu là khách hàng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, chế biến và chế tạo), khiến khách hàng yêu cầu nhiều hơn thời gian để khôi phục hoàn toàn hoạt động của mình và do đó khiến ngân hàng phải đánh giá lại cơ cấu nợ tổng thể đối với khách hàng. Trong khi đó, lãi dự thu quý 2 năm 2022 trên tài sản sinh lãi (IEA) giảm 2 điểm cơ bản theo quý và 4 điểm cơ bản theo năm. Cuối cùng, tỷ lệ bao phủ nợ (LLR) quý 2 năm 2022 vẫn ở mức cao 190%.