Nguồn: HSC
Q1/2022: KQKD khả quan nhờ trích lập dự phòng giảm
Tóm tắt
BID đã công bố KQKD Q1/2022 với lợi nhuận thuần tăng 39,9% đạt 3.704 tỷ đồng; thấp hơn một chút so với ước tính và bằng 22% dự báo của HSC cho cả năm 2022.
Kết quả đạt được nhờ tổng thu nhập HĐ (tăng 11,1%) tăng khá cộng với chi phí HĐ (tăng 7,1%) và chi phí dự phòng (tăng 3%) được kiểm soát tốt.
Chất lượng tài sản cải thiện với tỷ lệ nợ xấu duy trì ở 0,97% và hệ số LLR tăng mạnh lên 259%.
Hiện BID có P/B trượt dự phóng 1 năm là 1,92 lần (thấp hơn 33% so với VCB và cao hơn 56% so với CTG). HSC đang xem xét lại khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo.
Sự kiện: Công bố KQKD Q1/2022 vào ngày 29/4
BID đã công bố KQKD Q1/2022 với lợi nhuận thuần tăng 39,9% so với cùng kỳ đạt 3.704 tỷ đồng; nhờ tổng thu nhập HĐ (tăng 11,1% so với cùng kỳ) tăng khá cộng với chi phí HĐ (tăng 7,1% so với cùng kỳ) và chi phí dự phòng (tăng 3% so với cùng kỳ) được kiểm soát tốt. Lợi nhuận thực hiện Q1/2022 thấp hơn một chút so với ước tính và bằng 22% dự báo của HSC cho cả năm 2022.
Tín dụng tăng trưởng khá trong Q1/2022
Tổng tín dụng tăng 4,6% so với đầu năm đạt 1,432 triệu tỷ đồng, với cả cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng khá. Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trong Q1/2022 đạt 14,2 nghìn tỷ đồng, bằng 1% tổng tín dụng của BID.
Về mặt huy động, tiền gửi khách hàng tăng 1,2% so với đầu năm đạt 1,396 triệu tỷ đồng và giấy tờ có giá tăng 3,4% so với đầu năm đạt 127,8 nghìn tỷ đồng.
Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn tăng nhẹ lên 20,3% từ 19,7% tại thời điểm cuối Q4/2021.
Tỷ lệ NIM cải thiện nhờ quy mô gói hỗ trợ lãi suất giảm
Tỷ lệ NIM Q1/2022 tăng lên 2,24% (tăng 33 điểm cơ bản so với quý trước và giảm 3 điểm cơ bản so với cùng kỳ) với lợi suất gộp tăng 19 điểm cơ bản so với quý trước (giảm 44 điểm cơ bản so với cùng kỳ) lên 6,25% và chi phí huy động giảm 11 điểm cơ bản so với quý trước (giảm 36 điểm cơ bản so với cùng kỳ) xuống còn 3,36%. Lợi suất gộp Q1/2022 ở hầu hết các NHTM HSC khuyến nghị tăng so với quý trước nhờ nền kinh tế hồi phục, mặc dù lãi suất huy động cũng tăng.
Ngoài ra, tỷ lệ NIM của BID tăng trong Q1/2022 còn nhờ quy mô gói hỗ trợ lãi suất giảm so với năm ngoái (BID đã hy sinh 4.128 tỷ đồng thu nhập lãi trong năm 2021 – cao thứ 3 trong ngành).
Thu nhập lãi thuần Q1/2022 tăng 18,4% so với cùng kỳ lên 12.826 tỷ đồng.
Tổng thu nhập ngoài lãi tăng vừa phải nhờ HĐ cốt lõi
Tổng thu nhập ngoài lãi Q1/2022 tăng vừa phải 9,9% so với cùng kỳ đạt 3.401 tỷ đồng. Cụ thể, lãi thuần HĐ dịch vụ giảm 11,1% so với cùng kỳ xuống còn 1.275 tỷ đồng vì BID áp dụng chương trình miễn phí giao dịch từ đầu năm 2022. Theo xu thế chung như hầu hết các NHTM khác, BID hiện cũng đã thực hiện chính sách miễn phí giao dịch nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng và nâng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn. Trong khi đó lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối tăng mạnh 54,2% so với cùng kỳ đạt 585 tỷ đồng; thu nhập khác giảm 19,2% xuống còn 1.458 tỷ đồng. Kết quả thực hiện thấp hơn một chút ước tính và bằng 21,7% dự báo của HSC cho cả năm 2022.
Hiệu quả HĐ được duy trì
Tổng chi phí HĐ Q1/2022 tăng 7,1% so với cùng kỳ lên 4.322 tỷ đồng. Trong đó, chi phí lương tăng 5,4% so với cùng kỳ lên 2.545 tỷ đồng và chi phí liên quan đến tài sản tăng 8,5% so với cùng kỳ lên 686 tỷ đồng. Trong quý, số lượng nhân viên tăng lên 27.610 người từ 27.223 người tại thời điểm cuối Q4/2021.
Hệ số CIR giảm còn 26,6% từ 31% trong năm 2021; thấp hơn dự báo và HSC kỳ vọng hệ số CIR sẽ quay trở lại mức bình thường trong những quý tới.
Chất lượng tài sản triếp tục được cải thiện
Tổng nợ xấu chỉ tăng 3,7% so với quý trước (giảm 36,9% so với cùng kỳ) xuống còn 13.730 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu duy trì ở 0,97% (so với 0,98% tại thời điểm cuối Q4/2021). Trong khi đó, tỷ lệ nợ nhóm 2 tăng 21,7% so với quý trước (giảm 34,6% so với cùng kỳ) lên 19.744 tỷ đồng (bằng 1,39% dư nợ cho vay). Hệ số LLR tăng mạnh lên 259% từ 219% tại thời điểm cuối Q4/2021.
Chi phí dự phòng Q1/2022 tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ lên 7.391 tỷ đồng, theo đó chi phí tín dụng theo năm là 2,23% (so với 2,29% trong năm 2021 và dự báo của HSC cho cả năm 2022 là 1,97%).
Kế hoạch kinh doanh đề ra tại ĐHCĐTN 2022 tham vọng
Những chỉ tiêu kinh doanh chính cho năm 2022 được đề ra tại ĐHCĐTN gồm:
HSC đang xem xét lại dự báo, giá mục tiêu và khuyến nghị
Hiện BID có P/B trượt dự phóng 1 năm là 1,92 lần; cao hơn 56% so với CTG nhưng vẫn thấp hơn 33% so với VCB; đồng thời thấp hơn 0,4 độ lệch chuẩn bình quân quá khứ.
HSC đang xem xét lại khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo cho BID.