Ngân hàng HDBank (HDB): Động lực tăng NIM kém tích cực ảnh hưởng đến định giá của chúng tôi

Nguồn: VCSC

Động lực tăng NIM kém tích cực ảnh hưởng đến định giá của chúng tôi

 

 

  • Chúng tôi nâng giá mục tiêu thêm 2,9% và duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDB) nhờ (1) nâng tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2021-2025 thêm 3,6% và (2) tác động tích cực của việc cập nhật mô hình định giá mục tiêu tính đến cuối năm 2022.
  • Tỷ lệ P/B mục tiêu dự phóng 2022 của chúng tôi là 1,55, lần áp dụng cho giá trị sổ sách cuối năm 2022F (so với mức 1,8 lần chúng tôi áp dụng trong báo cáo gần nhất cho giá trị sổ sách trung bình năm các năm 2021/2022 của chúng tôi), thấp hơn 3,1% so với giá trị trung vị của các ngân hàng khác là 1,61 lần do tỷ lệ NIM của HDB liên tục duy trì ở mức thấp trong 4 quý gần nhất. Giá mục tiêu của chúng tôi tương ứng P/B năm 2021 là 1,73 lần.
  • Chúng tôi tăng dự phóng thu nhập ròng năm 2021 thêm 3,6% lên 6,3 nghìn tỷ đồng so với dự báo trước đó do (1) dự báo lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng (PPOP) tăng 1,7% và (2) điều chỉnh giảm 4,7% trong giả định chi phí dự phòng của chúng tôi.
  • Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng hợp nhất 9 tháng đầu năm 2021 đạt 7,7%, chúng tôi điều chỉnh giảm tăng trưởng tín dụng hợp nhất năm 2021 còn 18,1% YoY so với 18,9% trước đó với HDS dự báo kết thúc năm 2021 dư nợ cho vay đi ngang so với năm 2020.
  • Yếu tố hỗ trợ: Cải thiện NIM cao hơn dự báo tại ngân hàng mẹ và HD Saison (HDS); chất lượng tín dụng tốt hơn và tăng trưởng NFI tốt hơn dự kiến.
  • Rủi ro: các thách thức trong kiểm soát chi phí tín dụng; tăng trưởng NFI thấp hơn dự kiến.

Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng của ngân hàng mẹ sẽ tăng trở lại và hỗ trợ NIM trong quý 4/2021. Trong khi tăng trưởng cho vay 9 tháng đầu năm 2021 của ngân hàng mẹ là 9,2%, HDS đã ghi nhận giảm dư nợ tín dụng kể từ quý 2/2021 - tương tự như công ty dẫn đầu thị trường tài chính tiêu dùng FE Credit (FEC). Chúng tôi cho rằng việc giảm dư nợ tín dụng của HDS không chỉ do nhu cầu tiêu dùng yếu trong bối cảnh Việt Nam áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội mà còn do sự thận trọng của ban lãnh đạo HDB trong việc giải ngân khoản vay cho lĩnh vực dễ bị tổn thương như tài chính tiêu dùng. Ban lãnh đạo cho biết đã nộp đơn cho Ngân hàng Nhà nước cho mức hạn mức tín dụng 25% vì tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm 2021 gần đạt hạn mức tín dụng hiện tại là 10% do NHNN cấp. Do ngân hàng đã tăng huy động vốn trong nhiều quý, nên chúng tôi giả định tăng trưởng tín dụng năm 2021 là 20% tại ngân hàng mẹ.

Chúng tôi nâng dự báo tăng trưởng NFI 2021 lên 64,6% YoY vì kết quả NFI 9 tháng 2021 tốt hơn kỳ vọng của chúng tôi, hoàn thành 83% dự báo cả năm trước đó của chúng tôi. Mức tăng trưởng NFI mạnh mẽ trong 9 tháng đầu năm 2021 được thúc đẩy bởi phí bancassurance và phí dịch vụ thanh toán tăng mạnh. Ngoài ra, phí bancassurance đã tăng liên tục kể từ quý 4/2020. Do điều kiện thỏa thuận độc quyền với Dai-ichi Life không còn hiệu lực, một hợp đồng bancassurance độc quyền tiềm năng khác có thể thúc đẩy tăng trưởng NFI của ngân hàng trong tương lai và hỗ trợ cho mức tăng cao hơn so với dự báo hiện tại của chúng tôi.

Mặc dù chi phí dự phòng 9 tháng đầu năm 2021 tăng chậm hơn so với dự báo cả năm trước đó của chúng tôi, nhưng chúng tôi kỳ vọng chi phí dự phòng sẽ tăng mạnh vào cuối năm 2021 và tăng 18,9% YoY. Chúng tôi cắt giảm dự báo chi phí dự phòng năm 2021 do các khoản vay được tái cơ cấu thấp hơn dự kiến và tăng trưởng tín dụng hợp nhất cắt giảm 0,8 điểm %.