Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB): Điều chỉnh giảm LNST năm 2022 do dự báo trích lập dự phòng cao hơn

Nguồn: VCSC

Điều chỉnh giảm LNST năm 2022 do dự báo trích lập dự phòng cao hơn

 

VCB

 

  • Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) 7,4% xuống 103.300 đồng/cổ phiếu nhưng duy trì khuyến nghị MUA.
  • Giá mục tiêu thấp hơn của chúng tôi do dự báo tổng LNST giai đoạn 2022-2026 của chúng tôi giảm 0,4% và chi phí vốn chủ sở hữu của chúng tôi tăng từ 12,5% lên 13,0%, được bù đắp một phần bởi P/B mục tiêu tăng từ 3,37 lần lên 3,46 lần do dời giả định của chúng tôi đối với kế hoạch phát hành riêng lẻ của ngân hàng đến năm 2023.
  • Chúng tôi điều chỉnh giảm 5,3% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 xuống 29,2 nghìn tỷ đồng (+33,1% YoY) do (1) thu nhập phí ròng (NFI) giảm 9,0% (bao gồm hoạt động kinh doanh ngoại hối) và (2) chi phí dự phòng tăng 26,0%, một phần được bù đắp bởi thu nhập từ lãi (NII) tăng 1,4% sau khi tăng 1 điểm % trong giả định tăng trưởng cho vay của chúng tôi lên 18%.
  • Chúng tôi dời thời gian giả định cho đợt phát hành dự kiến 307,6 triệu cổ phiếu thông qua phát hành riêng lẻ/ra công chúng sẽ diễn ra vào cuối năm 2023 so với giả định trước đó của chúng tôi là vào tháng 10/2022; tuy nhiên, chúng tôi duy trì giả định định giá 100.000 đồng/cổ phiếu.
  • Rủi ro đối với quan điểm tích cực của chúng tôi: (1) Việc tăng vốn không thành công; (2) rủi ro giảm tiền gửi USD, chủ yếu từ các doanh nghiệp lớn vốn không trả lãi và được cho là ít ổn định hơn CASA bán lẻ; (3) rủi ro phát sinh từ việc tham gia phục hồi tổ chức tín dụng gặp khó khăn.

VCB có khả năng sẽ nằm trong nhóm nửa trên về tăng trưởng cho vay trong các ngân hàng trong danh mục theo dõi của chúng tôi vào năm 2022 - vị trí mà VCB chưa đạt được kể từ năm 2018. VCB đã kết thúc quý 2/2022 với mức tăng trưởng cho vay 6 tháng đầu năm 2022 cao thứ hai (+14,6%). Ngày 11/08/2022, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tái khẳng định mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống là 14%. Để đạt được con số này, cần có ít nhất một đợt cấp hạn mức tín dụng bổ sung; tuy nhiên, chúng tôi cho rằng có thể NHNN sẽ được thực hiện trong 2 đợt cấp tín dụng bổ sung. NHNN rõ ràng ưu tiên bốn ngân hàng tham gia hỗ trợ 3 ngân hàng 0 đồng và Ngân hàng Đông Á khi cấp hạn mức tín dụng ban đầu cho năm 2022 và chúng tôi tin rằng NHNN sẽ tiếp tục ưu tiên các ngân hàng này khi cấp thêm hạn mức tín dụng. Trong Báo cáo cập nhật này, chúng tôi tăng giả định tăng trưởng cho vay cho năm 2022 từ 17% lên 18%.

VCB không cho thấy dấu hiệu sẽ kế hoạch giảm trích lập dự phòng cả năm là 10 nghìn tỷ đồng cho đến cuối năm 2022 mặc dù tỷ lệ bao phủ nợ (LLR) tiếp tục đạt mức cao mới và VCB đã trích lập dự phòng cho các khoản vay tái cơ cấu ở mức 250% - cao hơn so với quy định. VCB đã trích lập 5,3 nghìn tỷ đồng dự phòng chung và cụ thể trong quý 1/2022 nhưng đã hoàn nhập 3 nghìn tỷ đồng liên quan đến cho vay liên ngân hàng để ghi nhận số dư ròng ở mức 2,3 nghìn tỷ đồng, đưa tỷ lệ LLR lên 373%. Trong quý 2/2022, VCB đã trích lập 2,7 nghìn tỷ đồng trích lập dự phòng cụ thể và chung để tăng LLR lên 506%. Tỷ lệ trích lập dự phòng này duy trì tốc độ cần thiết để VCB đáp ứng kế hoạch trích lập dự phòng cả năm là 10 nghìn tỷ đồng. Với tốc độ trích lập khoản dự phòng trích lập trong hai quý gần nhất, chúng tôi tăng ước tính trích lập dự phòng cả năm 2022 từ 8,3 nghìn tỷ đồng lên 10,5 nghìn tỷ đồng. Chúng tôi giảm thiểu tác động tiêu cực của mức trích lập dự phòng cao hơn cần thiết của VCB hiện tại đối với định giá của chúng tôi cho VCB bằng cách lập mô hình cho tỷ lệ LLR của VCB sẽ dịch chuyển về tương đương với mức trung bình của các ngân hàng khác trong giai đoạn dự báo của chúng tôi.