Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB): Tăng trưởng tăng tốc, dù vẫn còn những thách thức

Nguồn: VCSC

Tăng trưởng tăng tốc, dù vẫn còn những thách thức

 

VCB

 

  • Chúng tôi nâng giá mục tiêu đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) thêm 4,2% lên 111.500 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị MUA.
  • Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi chủ yếu là do tác động tích cực của việc cập nhật mô hình định giá đến giữa 2023, điều này được bù đắp một phần bởi việc điều chỉnh giảm P/B mục tiêu của chúng tôi từ 3,58 lần xuống 3,37 lần. Trong khi đó, chúng tôi duy trì tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2026 tương đối không thay đổi do tổng thu nhập từ lãi (NII) giảm 1,8% theo dự báo thận trọng hơn của chúng tôi về tỷ lệ CASA của VCB được bù đắp bởi dự báo lãi từ kinh doanh ngoại hối cao hơn và chi phí dự phòng thấp hơn.
  • Chúng tôi nâng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 thêm 2,7% lên 30,8 nghìn tỷ đồng (+ 40,6% YoY) so với báo cáo trước đó của chúng tôi do (1) thu nhập lãi (NII) tăng 0,2%, (2) thu nhập phí (NFI) tăng 6,2% (bao gồm kinh doanh ngoại hối) và (2) chi phí dự phòng giảm 0,8%.
  • Chúng tôi giữ nguyên giả định về đợt phát hành dự kiến 307,6 triệu cổ phiếu thông qua phát hành riêng lẻ sẽ diễn ra vào năm 2022 với giá 100.000 đồng/cổ phiếu.
  • Rủi ro: (1) Việc huy động vốn mới không đạt được như dự kiến; (2) rủi ro giảm tiền gửi USD, chủ yếu từ các doanh nghiệp lớn khi khoản huy động này không phải trả lãi và được cho là ít bền vững hơn CASA; (3) các gói hỗ trợ khách hàng trong năm 2022 cao hơn kỳ vọng của chúng tôi; (4) rủi ro phát sinh từ việc tham gia vào quá trình hỗ trợ một tổ chức tín dụng yếu kém.

Chúng tôi không đưa vào mô hình dự báo cho mức tăng trưởng tín dụng cao hơn đáng kể cho VCB trong giai đoạn dự báo mặc dù việc tham gia chương trình hỗ trợ một ngân hàng 0 đồng của NHNN hàm ý khả năng tăng trưởng nhanh hơn tại VCB. Nội dung cơ bản của chương trình hỗ trợ ngân hàng 0 đồng sẽ cho phép VCB tiếp cận các nguồn vốn chi phí thấp huy động từ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV), sử dụng số tiền thu được để tạo nguồn cho các khoản vay và sau đó bán lại cho tổ chức tín dụng yếu kém (DCI). Về bản chất, chương trình này tìm cách kết hợp khả năng tạo ra khoản vay ưu việt của VCB với các khoản vay có NIM được cho là cao để mang lại lợi nhuận cho DCI để DCI tự có khả năng hấp thụ lỗ lũy kế. VCB được cấp hạn mức tín dụng ban đầu là 15% vào đầu năm 2022 - cao hơn 5 điểm % so với mức thông thường. Chúng tôi được biết thêm 5 điểm % này là dành riêng cho VCB sử dụng, không phải DCI. Nếu lập mô hình dự báo cho VCB có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn bình thường có khả năng sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng khác trong danh mục theo dõi của chúng tôi dựa trên quy mô lớn của bảng cân đối kế toán của VCB và sẽ là rất tích cực so với mong muốn hiện tại của Chính phủ là xử lý tình hình đầu cơ bất động sản trong thị trường vốn. Mô hình dự báo cho diễn biến này sau năm 2022 cũng tương ứng rằng VCB sẽ tăng vốn mới thành công trong 12 tháng tới. Do đó, ở thời điểm hiện tại, chúng tôi chỉ nâng giả định tăng trưởng tín dụng một ít trong giai đoạn dự báo.

Mặc dù DCI mục tiêu vẫn chưa được công bố trong giai đoạn này, chúng tôi cho rằng việc thực hiện sẽ là một dự án dài hạn, có thể kéo dài từ 8 đến 10 năm.

NII được kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng cho lợi nhuận năm 2022. VCB chia sẻ rằng ngân hàng đang lên kế hoạch cho gói vay ưu đãi với quy mô khoảng 4 nghìn tỷ đồng trong năm 2022 so với 7,1 nghìn tỷ đồng trong năm 2021 - phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi. Cùng với sự cải thiện dự kiến về tỷ lệ CASA năm 2022, chúng tôi dự báo NIM sẽ tăng 26 điểm cơ bản YoY trong năm 2022, phần nào củng cố cho mức tăng 21,1% YoY của NII vào năm 2022.