Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB): Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2022 mạnh với NIM tăng trưởng YoY, đi ngang QoQ

Nguồn: VCSC

Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2022 mạnh với NIM tăng trưởng YoY, đi ngang QoQ

 

VCB

 

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) đã công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2022 với TOI (tổng thu nhập từ HĐKD) đạt 32,7 nghìn tỷ đồng (+14,4% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 13,9 nghìn tỷ đồng (+28,0% YoY), lần lượt hoàn thành 48,1% và 45,1% so với dự báo cả năm 2022 của chúng tôi. LNST sau lợi ích CĐTS tăng chủ yếu do (1) thu nhập từ lãi (NII) tăng 17,0% YoY, (2) lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 47,6% YoY và (3) chi phí dự phòng giảm 9,0% YoY. Điều này bị ảnh hưởng một phần do thu nhập phí ròng (NFI) giảm 11,9% YoY. So với quý trước (QoQ), LNST sau lợi ích CĐTS quý 2/2022 đạt 5,9 nghìn tỷ đồng (+6,9% QoQ nếu loại trừ 3 nghìn tỷ đồng hoàn nhập dự phòng cho Ngân hàng Xây dựng trong quý 1/2022). Chúng tôi cho rằng không có sự thay đổi đáng kể nào đối với dự báo lợi nhuận của chúng tôi đối với VCB, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Tăng trưởng cho vay mạnh trong quý 2 năm 2022; Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2022 đã gần đạt hạn mức tín dụng được cấp ban đầu. VCB báo cáo tăng trưởng tín dụng quý 2/2022 đạt 6,9% QoQ (tương tự mức 6,98% QoQ đạt được trong quý 1/2022), trong đó cho vay khách hàng tăng 7,0% QoQ và dư nợ trái phiếu doanh nghiệp giảm 0,7% QoQ. Tăng trưởng tín dụng 6 tháng 2022 là 14,4% so với hạn mức tín dụng ban đầu là 15%. Ngoài ra, tăng trưởng huy động 6 tháng đầu năm 2022 là 5,3%.

NIM tăng YoY nhưng đi ngang QoQ. VCB báo cáo thu nhập từ lãi (NII) 6 tháng đầu năm 2022 tăng 17,0% YoY nhờ tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2022 mạnh mẽ và NIM 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6 điểm cơ bản YoY. Chúng tôi nhận thấy rằng NIM tăng là do chi phí huy động giảm 10 điểm cơ bản YoY sau khi tỷ lệ CASA tăng 2 điểm % YoY, vượt trội so với mức giảm 3 điểm cơ bản YoY trong lợi suất tài sản sinh lãi (IEA). So với quý trước, ước tính của chúng tôi cho thấy NIM quý 2/2022 tương đối ổn định ở mức 3,38% với lợi suất IEA và chi phí huy động (COF) không đổi. Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ CASA giảm khoảng 1 điểm % QoQ xuống 35,4% - một biến động kém tích cực mà chúng tôi đã ghi nhận với hầu hết các ngân hàng trong danh mục theo dõi của chúng tôi đã báo cáo KQKD quý 2/2022 tính đến nay.

Thu nhập ngoài lãi (NOII) 6 tháng 2002 tăng trưởng ở mức khá. VCB báo cáo NOII 6 tháng đầu năm 2022 đạt 7,9 nghìn tỷ đồng (+7,0% YoY) nhờ lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 47,6% YoY và lãi từ hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán tăng 33,0% YoY từ 90 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 120 tỷ đồng. Trong khi đó, thu nhập phí ròng (NFI) giảm 11,9% YoY, một phần có thể là do chương trình miễn thu phí. Thu nhập ròng khác tương đối ổn định YoY ở mức 1,4 nghìn tỷ đồng.

Chi phí dự phòng giảm 9,0% YoY; tỷ lệ bao phủ nợ (LLR) thiết lập mức cao kỷ lục mới. Nếu loại trừ 3 nghìn tỷ đồng hoàn nhập chi phí dự phòng tại CB Bank, chi phí dự phòng 6 tháng đầu năm 2022 sẽ tăng 45,6% YoY. VCB tiếp tục phương pháp thận trọng trong việc hạch toán chi phí dự phòng, nâng LLR quý 2/2022 lên 505,9% - mức cao nhất trong hệ thống ngân hàng. Chi phí dự phòng 6 tháng đầu năm 2022 đã hoàn thành 60% dự báo cả năm của chúng tôi.

Chất lượng tài sản được cải thiện trên cơ sở QoQ. Tỷ lệ nợ xấu quý 2/2022 giảm xuống 0,61% (-21 điểm cơ bản QoQ và -13 điểm cơ bản YoY) trên cơ sở tỷ lệ xử lý nợ 6 tháng đầu năm 2022 trên tổng các khoản vay là 0,01% (so với 0,07% trong nửa đầu năm 2021). Các khoản vay nhóm 2 trên khoảng vay gộp giảm 7 điểm cơ bản YoY xuống 0,54% trong quý 2/2022. Lãi dự thu quý 2/2022 trên IEA giảm xuống 0,45% (-12 điểm cơ bản QoQ và -3 điểm cơ bản YoY).