Ngân hàng Tiên Phong (TPB): Diễn biến NOII vượt trội bù đắp cho mức tăng trong dự phòng

Nguồn: VCSC

Diễn biến NOII vượt trội bù đắp cho mức tăng trong dự phòng

 

TPB

 

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) đã công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2022 tích cực với tổng thu nhập HĐKD (TOI) là 8,2 nghìn tỷ đồng (+31,4% YoY) và lợi nhuận ròng đạt 3 nghìn tỷ đồng (+26,0% YoY), hoàn thành 50,8% và 44,4% dự báo năm 2022 tương ứng của chúng tôi. LNST tăng chủ yếu do (1) thu nhập từ lãi (NII) tăng 22,5% YoY, (2) thu nhập phí ròng (NFI) tăng 71,6% YoY, (3) thu nhập từ kinh doanh ngoại hối tăng 34,4% YoY và (4) thu nhập ròng khác tăng lên 337 tỷ đồng so với 41 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021 - trong đó 310 tỷ đồng là thu hồi nợ xấu. Các yếu tố này bị ảnh hưởng một phần bởi chi phí HĐKD (OPEX) và chi phí dự phòng, lần lượt tăng 35,0% YoY và 39,6% YoY trong 6 tháng đầu năm 2022. Chi phí dự phòng 6 tháng đầu năm 2022 chiếm 67,8% dự báo cả năm của chúng tôi. Ngoài ra, LNST quý 2 năm 2022 đạt 1,7 nghìn tỷ đồng (+33,3% so với quý trước – QoQ). Chúng tôi không thấy có thay đổi đáng kể nào đối với các dự báo của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

NII tăng 22,5% YoY trong 6 tháng đầu năm 2022 mặc dù NIM thấp hơn. NIM trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 4,23% (-39 điểm cơ bản YoY), do mức giảm 67 điểm cơ bản YoY trong lợi suất IEA ảnh hưởng đến mức giảm 29 điểm cơ bản YoY trong chi phí vốn (COF). Tỷ lệ CASA đạt 18,1% (- 31 điểm cơ bản YoY và -65 điểm cơ bản QoQ) – mức thấp nhất kể từ quý 2/2020. Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) giảm 5,9 điểm % YoY xuống còn 55,2%. Ngoài ra, tăng trưởng tiền gửi đạt 12,02% YoY so với tăng trưởng cho vay chỉ đạt 6,98% YoY dẫn đến LDR thấp hơn.

Thu nhập phí ròng tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022 và tiếp tục tăng tỷ trọng trong TOI. Tỷ trọng NFI trong TOI trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 14,6% (+3,4 điểm % YoY). Trong cùng giai đoạn này, thu nhập phí và hoa hồng ròng đạt 1,19 nghìn tỷ đồng (+71,6% YoY), với tăng trưởng chính đến từ dịch vụ thanh toán đạt 774 nghìn tỷ đồng (+152% YoY). Khoản thu từ dịch vụ bancassurance cũng tăng thêm 11,2% YoY. Ngoài ra, TPB ghi nhận lợi nhuận 246,6 tỷ đồng (+46,4% YoY) từ kinh doanh ngoại hối. NOII trong 6 tháng đầu năm 2022 hoàn thành 68,1% dự báo cả năm của chúng tôi.

Tỷ lệ CIR 6 tháng đầu năm 2022 tăng 1,0 điểm % YoY với mức tăng 35,0% YoY của OPEX - cao hơn mức tăng trưởng của TOI là 31,4% YoY. Trong khi tổng số nhân viên tăng 4,3% trong giai đoạn 2020-2021 (không có số liệu cập nhật trong báo cáo chưa kiểm toán trong quý 2/2022), chi phí lương tăng 40,2% YoY trong 6 tháng đầu năm 2022 – chiếm 58,2% OPEX.

Chất lượng tài sản có xu hướng ổn định trong quý 2/2022. Tỷ lệ nợ xấu của TPB trong quý 2/2022 giảm còn 0,85% (-29 điểm cơ bản QoQ và -30 điểm cơ bản YoY) do tỷ lệ xử lý nợ trên khoản vay gộp là 0,7% trong 6 tháng đầu năm 2022 (so với mức 0,2% trong quý 1/2022 và 0,5% trong 6 tháng đầu năm 2021). Tỷ lệ bao phủ nợ (LLR) trong quý 2/2022 tăng đạt 161,46% (+35,8 điểm % QoQ và +16,7 điểm % YoY). Ngoài ra, nợ Nhóm 2 trong quý 2/2022 so với tổng dư nợ giảm 10 điểm cơ bản QoQ nhưng tăng 6 điểm cơ bản YoY lên 1,53%. Trong khi đó, lãi dự thu trong quý 2/2022 trên IEA tăng 0,88% (+6 điểm cơ bản QoQ và +11 điểm cơ bản YoY).