Nguồn: HSC
KQKD Q1/2022 tích cực nhờ HĐ cốt lõi
Tóm tắt
TPB công bố lợi nhuận thuần Q1/2022 với tăng 14,2% đạt 1.299 tỷ đồng, thấp hơn một chút so với kỳ vọng và bằng 20% dự báo của HSC cho cả năm 2022.
Tổng thu nhập HĐ tăng mạnh 29,2% tăng mạnh nhờ thu nhập lãi thuần (tăng 25%) và thu nhập ngoài lãi (tăng 47%) tăng. Trái lại, chi phí HĐ (tăng 26%) và chi phí dự phòng (tăng 93%) cũng tăng mạnh.
Áp lực đối với chất lượng tài sản tăng vì tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1,14%.
Hiện TPB có P/B dự phóng năm 2022 là 1,65 lần; cao hơn 16% so với bình quân nhóm NHTM tư nhân. HSC đang xem xét lại khuyến nghị và giá mục tiêu của mình.
Sự kiện: Công bố KQKD Q1/2022
TPB đã công bố KQKD Q1/2022 với lợi nhuận thuần tăng 14,2% so với cùng kỳ đạt 1.299 tỷ đồng, nhờ tổng thu nhập HĐ (tăng 29,2% so với cùng kỳ) tăng mạnh mặc dù chi phí HĐ (tăng 25,7% so với cùng kỳ) và chi phí dự phòng (tăng 93,1% so với cùng kỳ) cũng tăng mạnh. Lợi nhuận Q1/2022 thấp hơn một chút so với kỳ vọng và bằng 20% dự báo của HSC cho cả năm 2022.
Tín dụng tăng mạnh trong Q1
Tổng tín dụng tại thời điểm cuối Q1/2022 tăng 11,1% so với đầu năm đạt 177,5 nghìn tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 6,1% so với đầu năm đạt 150 nghìn tỷ đồng, chủ yếu nhờ cho vay khách hàng cá nhân (tăng 15,2% so với đầu năm đạt 87,8 nghìn tỷ đồng). Cho vay khách hàng cá nhân tại thời điểm cuối Q1/2022 đóng góp 58% tổng cho vay khách hàng (tăng từ 54% tại thười điểm cuối Q4/2021). Trong khi đó, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tăng 48,5% so với đầu năm lên 27,6 tỷ đồng; theo đó, trái phiếu doanh nghiệp chiếm 15,6% tổng tín dụng tại thời điểm cuối Q1/2022, tăng từ 11,6% tại thời điểm cuối Q4/2021.
Về mặt huy động, tổng vốn huy động tăng 8,5% so với đầu năm đạt 189,7 nghìn tỷ đồng, nhờ tiền gửi khách hàng tăng 9,3% so với đầu năm trong khi giấy tờ có giá tăng 5,1% so với đầu năm. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn giảm còn 18,4% từ 23,3% tại thời điểm cuối Q4/2021.
Vay thuần trên thị trường liên ngân hàng của TPB tại thời điểm cuối Q1/2022 là 42,6 nghìn tỷ đồng, tăng từ 38,3 nghìn tỷ đồng tại thời điểm cuối Q4/2021.
Tỷ lệ NIM cải thiện nhờ lợi suất gộp tăng
Tỷ lệ NIM Q1/2022 tăng 21 điểm cơ bản so với quý trước lên 4,36%; nhờ lợi suất gộp tăng 48 điểm cơ bản so với quý trước lên 7,75% trong khi chi phí huy động chỉ tăng 19 điểm cơ bản so với quý trước lên 3,3%. Lợi suất gộp tăng một phần nhờ tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân của TPB tiếp tục tăng và quy mô gói hỗ trợ lãi suất giảm so với năm ngoái (TPB đã hy sinh 221 tỷ đồng thu nhập lãi trong năm 2021 để hỗ trợ lãi suất cho khách hàng). Thu nhập lãi thuần Q1/2022 tăng 25,1% so với cùng kỳ đạt 2.831 tỷ đồng.
Thu nhập ngoài lãi tăng mạnh nhờ HĐ cốt lõi
Tổng thu nhập ngoài lãi Q1/2022 tăng mạnh 46,8% so với cùng kỳ dạt 785 tỷ đồng. Cụ thể, lãi thuần HĐ dịch vụ tăng 81,2% so với cùng kỳ đạt 511 tỷ đồng trong khi lãi mua bán trái phiếu giảm 70% còn 81 tỷ đồng; thu nhập khác đạt 160 tỷ đồng. Kết quả thực hiện Q1/2022 thấp hơn một chút so với kỳ vọng và bằng 20,7% dự báo của HSC cho cả năm 2022.
Lãi thuần HĐ dịch vụ tăng trưởng nhờ thu nhập dịch vụ thanh toán tăng mạnh 160% so với cùng kỳ (đạt 338 tỷ đồng) và thu nhập hoa hồng banca tăng khá (tăng 20% so với cùng kỳ đạt 229 tỷ đồng). Thu nhập các dịch vụ khác tăng 44,6% so với cùng kỳ đạt 175 tỷ đồng.
Hiệu quả HĐ được duy trì
Tổng chi phí HĐ Q1/2022 tăng 25,7% so với cùng kỳ lên 1.238 tỷ đồng. Trong đó, chi phí lương tăng 13,4% so với cùng kỳ lên 804 tỷ đồng và chi phí liên quan đến tài sản tăng 10,4% so với cùng kỳ lên 234 tỷ đồng. Trong kỳ, số lượng văn phòng giao dịch đã tăng lên 125 (từ 121 tại thời điểm cuối Q4/2021).
Hệ số CIR duy trì tại 34% (năm 2021 là 33,8%).
Nợ xấu và chi phí dự phòng tăng
Tổng nợ xấu tăng 48,2% so với quý trước (tăng 15,6% so với cùng kỳ) lên 1.714 tỷ đồng, theo đó tỷ lệ nợ xấu là 1,14% (tăng từ 0,82% tại thời điểm cuối Q4/2021). Nợ nhóm 2 cũng tăng 17,6% so với quý trước (tăng 12,6% so với cùng kỳ) lên 2.444 tỷ đồng (bằng 1,63% dư nợ cho vay). Hệ số LLR giảm còn 126% từ mức đỉnh là 153% tại thời điểm cuối Q4/2021.
Chi phí dự phòng Q1/2022 tăng mạnh 93% so với cùng kỳ lên 755 tỷ đồng từ nền thấp trong Q1/2021; chi phí tín dụng theo năm là 2,2% (so với 2,23% trong năm 2021).
Mặc dù tăng trong Q1/2022, HSC thấy rằng tỷ lệ nợ xấu nói chung vẫn ở mức tích cực. Về những diễn biến tiêu cực ở lĩnh vực BĐS, TPB cho biết tỷ trọng cho vay doanh nghiệp BĐS dưới 6% tổng tín dụng, nên sẽ không ảnh hưởng nhiều từ các rủi ro tiềm ẩn.
Đề ra kế hoạch kinh doanh tham vọng tại ĐHCĐTN 2022
Những chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2022 đề ra tại ĐHCĐTN được trình bày trong bảng dưới đây.
Ngân hàng có kế hoạch tăng vốn gồm:
HSC đang xem xét lại khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo
Hiện TPB có P/B dự phóng năm 2022 là 1,65 lần; cao hơn 16% so với bình quân nhóm NHTM tư nhân vì TPB có mảng ngân hàng bán lẻ mạnh, chất lượng tài sản cải thiện và tỷ suất lợi nhuận được nâng cao. HSC đang xem xét lại khuyến nghị và giá mục tiêu của mình