Ngân hàng TMCP ĐT và PT Việt Nam (BID): Bộ đệm dự phòng duy trì mức cao

Nguồn: KBSV

Bộ đệm dự phòng duy trì mức cao

 

BID

 

Hoạt động kinh doanh

1Q2023, LNTT đạt 6,920 tỷ VND, tăng 53.3% YoY. 1Q2023, BID có thu nhập lãi thuần đạt 13,936 tỷ VND (-4.1% QoQ, +8.7% YoY); thu nhập ngoài lãi đạt 3,342 tỷ VND (+6.2% QoQ, -1.7% YoY) giúp TOI đạt 17,278 tỷ VND (-2.3% QoQ, +6.5% YoY). Chi phí trích lập dự phòng đạt 5,527 tỷ VND (+17.1% QoQ, -25.2% YoY) khiến LNTT đạt 6,920 tỷ VND (+28.6% QoQ, +53.3% YoY).

Điểm nhấn đầu tư

  • Kì vọng tăng trưởng tín dụng mức 11-12% là khả thi cho năm 2023

Tăng trưởng tín dụng của BID trong 1Q2023 đạt 4.6%, tăng 0.3 ppts YoY, là ngân hàng quốc doanh duy nhất có sự cải thiện về tăng trưởng tín dụng so với cùng kỳ và cao hơn tăng trưởng toàn ngành chỉ đạt 2.06%. Trong phần còn lại của năm, KBSV kì vọng BID có thể đạt được mức tăng trưởng tín dụng 11-12%: (1) Các động thái giảm lãi suất điều hành để kéo nền lãi suất cho vay xuống thấp, qua đó cải thiện nhu cầu tín dụng. Ngày 23/5, NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất điều hành với lãi suất ON và lãi suất tái cấp vốn giảm 0.5% trong khi trần lãi suất tiền gửi kì hạn 1-6 tháng giảm từ 5.5% xuống 5.0%; (2) Thanh khoản được đảm bảo dù tăng trưởng huy động khách hàng vẫn ở mức thấp nhờ các động thái bơm ròng của NHNN qua kênh OMO.

  • Kì vọng NIM được cải thiện trong 2H2023

NIM 1Q2023 của BID đạt 2.62% giảm -25bps QoQ trong bối cảnh NIM toàn ngành giảm mạnh do ảnh hưởng của chi phí đầu vào tăng cao. KBSV kì vọng NIM của BID sẽ có sự cải thiện nhẹ trong 2H2023 dựa trên động thái giảm lãi suất điều hành của NHNN giúp giảm chi phí đầu vào bình quân trong khi biến động lãi suất đầu ra sẽ có độ trễ hơn cũng như lãi suất cho vay cần được điều chỉnh phù hợp với mức độ rủi ro của từng khoản vay. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn giữ quan điểm khá thận trọng về NIM của BID do với vai trò là ngân hàng dẫn dắt, BID sẽ chủ động giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế.

  • Bộ đệm dự phòng lớn là cơ sở để giảm trích lập dự phòng trong năm 2023

Tỷ lệ nợ xấu 1Q2023 của BID đạt 1.55% (+39bps QoQ) là mức tăng cao hơn so với 2 ngân hàng quốc doanh khác là VCB và CTG. Chúng tôi duy trì quan điểm thận trọng về chất lượng tài sản và áp lực trích lập dự phòng trong phần còn lại của năm khi nợ nhóm 2 đạt 2.32%, tăng 64bps QoQ. Tại Đại hội cổ đông thường niên 2023, ban lãnh đạo BID đề ra kế hoạch trích lập dự phòng đạt khoảng 20- 21 nghìn tỷ VND, giảm 13% Yoy. Kế hoạch đưa ra là thử thách lớn tuy nhiên có cơ sở nhờ bộ đêm dự phòng của BID đã tích lũy trong các năm trước với tỷ lệ bao phủ nợ xấu tính đến thời điểm hiện tại đạt 171.3%, cao thứ 3 toàn ngành sau VCB (320.8%) và CTG (173.0%).

Dự phóng kết quả kinh doanh

  • Định giá – Khuyến nghị NẮM GIỮ, giá 46,300 đồng/cổ phiếu

Chúng tôi kết hợp 2 phương pháp định giá là P/B và Chiết khấu lợi nhuận thặng dư để tìm ra mức giá hợp lý cho cổ phiếu BID. Kết hợp hai phương pháp định giá trên với tỉ lệ 50-50 để ra được giá hợp lý cuối cùng cho cổ phiếu BID cho năm 2023 là 46,300 đồng/cổ phiếu, cao hơn 5.2% so với giá ngày 31/5/2023.