Nguồn: VCSC
Sẽ đưa vào xem xét phương án chia cổ tức bằng tiền từ năm sau
Cổ đông tái thông qua phương án TCB tham gia đợt phát hành riêng lẻ của TCBS. Cổ đông đã thông qua phương án này của TCB vào tháng 12/2022; tuy nhiên, quy trình phê duyệt này phải được lặp lại do các cơ chế pháp lý khiến TCBS phải lùi kế hoạch phát hành riêng lẻ sang năm 2023. Nếu giao dịch hoàn tất, TCB sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại TCBS từ 88,8% lên 94,2%. Cổ đông đặt câu hỏi tại ĐHCĐ liên quan đến tiềm năng tăng trưởng của TCBS và liệu TCB có nên giữ vốn ở TCB hay góp thêm vốn vào TCBS thông qua phát hành riêng lẻ. Trong phản hồi cổ đông, Chủ tịch HĐQT cho biết TCBS là công ty dẫn đầu về tư vấn và bảo lãnh phát hành trái phiếu; ngoài ra, hiện tại chưa có trái phiếu nào được tư vấn bởi TCBS gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ cho trái chủ. Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp có nhiều bất ổn từ năm 2022, nhưng Chủ tịch có niềm tin vào sự phục hồi của thị trường này — đặc biệt khi gần đây có những thay đổi trong chính sách của Chính phủ (cụ thể là việc ban hành Thông tư 08) — và do đó tin rằng việc rót vốn vào TCBS là phù hợp.
Thông tin bổ sung về kế hoạch phát hành riêng lẻ của TCBS:
- Số lượng cổ phiếu hiện tại: 112,7 triệu cổ phiếu
- Số lượng cổ phiếu phát hành: 105 triệu cổ phiếu
- Tổng số cổ phiếu sau đợt phát hành riêng lẻ: 217,7 triệu cổ phiếu.
- Giá cổ phiếu phát hành riêng lẻ của TCBS: 97.542 đồng/cổ phiếu (nghĩa là TCB đang đề xuất mua cổ phiếu của TCBS tại P/B là 1,0 lần).
- Tổng vốn huy động tương ứng sau đợt phát hành riêng lẻ: 10,2 nghìn tỷ đồng.
- Số lượng cổ đông TCBS dự định phát hành cổ phiếu mới thông qua phát hành riêng lẻ: một – cụ thể là TCB.
- Mục đích của khoản vốn huy động: (1) Duy trì vị thế dẫn đầu của TCBS trong các HĐKD cốt lõi là kinh doanh cổ phiếu và trái phiếu, tự doanh và quản lý tài sản, (2) mở rộng thị phần và cơ sở khách hàng đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng về giao dịch chứng khoán và cho vay ký quỹ, (3) phát triển hoạt động tự doanh và (4) đầu tư vào khoa học dữ liệu và công nghệ 'wealthtech'.
- Thời gian hạn chế giao dịch: 01 năm
Chủ tịch tin rằng TCB có thể kiểm soát được chất lượng tín dụng và tỷ lệ hình thành nợ xấu. Ông cho biết TCB hiện tập trung vào mảng cho vay đối với các khách hàng chất lượng cao và nhóm khách hàng mà TCB hiểu rõ thông tin hơn để giúp quản lý rủi ro tín dụng. Trong khi ngân hàng có mức độ dư nợ lớn với lĩnh vực BĐS, phần lớn tín dụng cho lĩnh vực BĐS là các khoản vay mua nhà cá nhân có nhu cầu thực. Đối với các khoản cho vay chủ đầu tư, TCB chỉ cho vay các chủ đầu tư có tình hình tài chính lành mạnh và tính pháp lý dự án rõ ràng. Do đó, chủ tịch tin rằng TCB có đủ khả năng để kiểm soát chất lượng tín dụng. Trong vài năm gần đây, TCB đã đầu tư vào phát triển CNTT để phục vụ phân khúc SME và hướng đến đa dạng hóa danh mục tín dụng.
Có thể xem xét trả cổ tức sau năm 2023; phương án mua cổ phiếu quỹ đã được xem xét nhưng thiếu văn bản hướng dẫn thực hiện. Trước câu hỏi về lý do TCB không chia cổ tức (tiền mặt hay cổ phiếu), chủ tịch cho biết TCB từng chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 200% mệnh giá sau khi ngân hàng IPO. Năm nay, TCB đã đề xuất cổ đông trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để hỗ trợ cho phương án tăng vốn điều lệ vào thời điểm thích hợp sau khi được ĐHCĐ thông qua. Về việc chia cổ tức bằng tiền mặt, trong năm 2013, TCB cho biết sẽ không chia cổ tức bằng tiền mặt trong vòng 10 năm tới. Điều này tương ứng năm 2023 có thể là năm cuối cùng TCB không chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là TCB sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông vào năm 2024 mà thay vào đó, TCB sẽ xem xét trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm đó, theo chủ tịch. Trả lời câu hỏi về kế hoạch mua cổ phiếu quỹ, chủ tịch cho biết ngân hàng có dự định này nhưng do thiếu văn bản hướng dẫn nên TCB không thực hiện. Do đó, ngân hàng sẽ chờ các văn bản hướng dẫn tiếp theo và theo dõi tiếp diễn biến thị trường trước khi xem xét mua cổ phiếu quỹ trong thời gian tới.
Theo chủ tịch, kế hoạch thận trọng là phù hợp trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động. Chủ tịch cho biết có một số kế hoạch cho mục tiêu lợi nhuận năm 2023 đã được xem xét, bao gồm kế hoạch cho LNTT là 28 nghìn tỷ đồng hay LNTT là 22 nghìn tỷ đồng hoặc thấp hơn. Tuy nhiên, HĐQT đã quyết định chọn một trong những phương án thận trọng nhất cho KQKD năm 2023 do những bất ổn của thị trường. KQKD quý 1/2023 chưa được công bố, nhưng chủ tịch cho biết KQKD quý 1/2023 đang vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm của ngân hàng.