Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDB): Doanh thu cao bù đắp chi phí tín dụng tăng mạnh

Nguồn: VCSC

Doanh thu cao bù đắp chi phí tín dụng tăng mạnh

 

HDB

 

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDB) công bố KQKD hợp nhất năm 2022 với LNST sau lợi ích CĐTS đạt 7,8 nghìn tỷ đồng (+28,0% YoY), hoàn thành 98% dự báo cả năm 2022 của chúng tôi. LNST hợp nhất năm 2022 tăng chủ yếu nhờ (1) thu nhập lãi (NII) tăng 29,7% YoY, (2) thu nhập phí thuần (NFI) tăng 53,4% YoY, bù đắp cho (3) chi phí dự phòng tăng 33,1% YoY và (4) chi phí HĐKD (OPEX) tăng 35,2% YoY. LNST sau lợi ích CĐTS quý 4/2022 đạt 1,7 nghìn tỷ đồng (-13,9% YoY so với quý 3/2022). Nhìn chung, lợi nhuận của HDB phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi.

  • Tăng trưởng tín dụng hợp nhất năm 2022 đạt 25,6%, do (1) tăng trưởng dư nợ cho vay hợp nhất là 29,8% và (2) số dư trái phiếu doanh nghiệp giảm 57,9% so với quý 4/2021. Tính đến quý 4/2022, trái phiếu doanh nghiệp chiếm 1,6% tổng dư nợ tín dụng hợp nhất của HDB.
  • Theo ước tính của chúng tôi, tăng trưởng cho vay năm 2022 của HDS là 25,9% và đạt 16,8 nghìn tỷ đồng - với dư nợ cho vay đóng góp khoảng 6,4% dư nợ cho vay hợp nhất.
  • Tăng trưởng huy động tiền gửi khách hàng hợp nhất năm 2022 đạt 17,7%. Ngoài ra, tỷ lệ CASA năm 2022 của HDB giảm 3 điểm % YoY xuống 10,6%, thuộc nhóm ngân hàng có tỷ lệ CASA thấp trong danh mục theo dõi của chúng tôi.
  • Chỉ số nợ xấu tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước với chi phí dự phòng tăng nhẹ so với dự kiến. Ngoài ra, tỷ lệ xử lý nợ xấu bằng dự phòng/tổng dư nợ cho vay hợp nhất năm 2022 đạt 0,89%, gần như đi ngang YoY so với dự báo của chúng tôi là 0,86% và chủ yếu phát sinh từ HDS.
  • Tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) hợp nhất năm 2022 tăng 1,2 điểm % YoY đạt 39,3% do chi phí nhân viên tăng 61,2% YoY.

NIM cải thiện ở cả ngân hàng mẹ và mảng tài chính tiêu dùng. HDB báo cáo NIM hợp nhất năm 2022 là 4,98% (+71 điểm cơ bản YoY), cao hơn dự báo của chúng tôi là 4,73%. Chúng tôi cho rằng NIM hợp nhất năm 2022 cải thiện là do (1) tăng trưởng tín dụng cao hơn so với tăng trưởng huy động trong năm 2022 và (2) sự phục hồi mạnh mẽ của HDS hỗ trợ cải thiện lợi suất tài sản sinh lãi (IEA) hợp nhất mặc dù ban lãnh đạo dự báo NIM của HDS có thể bị ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn khoảng 2 điểm % do lãi suất tăng trong năm 2022. Nhìn chung, với tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và NIM tăng, HDB ghi nhận NII năm 2022 đạt 18 nghìn tỷ đồng (+29,7%), hoàn thành 102% dự báo cả năm của chúng tôi.

Thu nhập phí ròng (NFI) tăng tốc trong quý 4/2022. Theo công bố từ ngân hàng, mức tăng trưởng NFI trong năm 2022 là 53,4% YoY nhờ KQKD tích cực từ mảng bancassurance, thẻ và phí dịch vụ. Cụ thể, thu nhập từ bancassurance tăng gấp 2 lần YoY trong năm 2022; ngoài ra, số lượng thẻ tín dụng được kích hoạt tăng gần 4 lần YoY và tổng số giao dịch ngân hàng điện tử tăng 97% YoY. Ngoài ra, thu nhập phí ròng trong quý 4/2022 đạt 820 tỷ đồng, tăng 18,3% QoQ và 10,6% YoY. HDB cho biết ngân hàng dự kiến sẽ chốt đối tác bancassurance độc quyền vào năm 2023.

Tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ tại ngân hàng mẹ nhưng giảm ở HDS so với quý trước. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ và HDS năm 2022 lần lượt là 1,30% (+18 điểm cơ bản QoQ) và 7,11% (-28 điểm cơ bản QoQ). Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất trong năm 2022 là 1,67%, cao hơn dự báo của chúng tôi là 1,40%. Ngoài ra, Tỷ lệ nợ Nhóm 2 trên tổng dư nợ hợp nhất năm 2022 tăng 67 điểm cơ bản QoQ lên 2,80%, tiềm ẩn khả năng tăng thêm nợ xấu và có thể tạo áp lực lên chi phí tín dụng. Chi phí dự phòng hợp nhất năm 2022 (chủ yếu đến từ chi phí dự phòng của HDS) tăng 33,1% YoY, cao hơn nhẹ so với kỳ vọng của chúng tôi và hoàn thành 105% dự báo cả năm của chúng tôi.