Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDB): NIM tiếp tục cải thiện; kết quả NOII tích cực

Nguồn: VCSC

NIM tiếp tục cải thiện; kết quả NOII tích cực

 

HDB

 

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDB) công bố KQKD hợp nhất 9 tháng đầu năm 2022 (9T 2022) với LNST sau lợi ích CĐTS đạt 6,0 nghìn tỷ đồng (+32,3% YoY), hoàn thành 75% dự báo 2022 của chúng tôi. LNST hợp nhất 9T 2022 tăng chủ yếu nhờ (1) thu nhập từ lãi (NII) tăng 29,0% YoY, (2) thu nhập phí ròng (NFI) tăng 80,1% YoY, (3) lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 54,7% YoY bù đắp cho (4) chi phí dự phòng tăng 61,1% YoY và (5) chi phí HĐKD (OPEX) tăng 26,1% YoY. Con số này tương ứng LNST sau lợi ích CĐTS quý 3/2022 đạt 2,0 nghìn tỷ đồng (-3,0% so với quý 2/2022). Nhìn chung, lợi nhuận của HDB phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi.

  • Tăng trưởng tín dụng hợp nhất 9T 2022 đạt 18,1%, do (1) tăng trưởng dư nợ hợp nhất là 21,3% và (2) số dư trái phiếu doanh nghiệp giảm 46,6% so với quý 4/2021. Tính đến quý 3/2022, trái phiếu doanh nghiệp chiếm 2,2 % tổng dư nợ tín dụng hợp nhất của HDB. Ngoài ra, tăng trưởng tín dụng 9 tháng 2022 của ngân hàng mẹ là 17,6% so với hạn mức tín dụng hiện tại là hơn 23%.
  • Tăng trưởng cho vay 9 tháng đầu năm 2022 của HDS là 24,6% và đạt 16,7 nghìn tỷ đồng - với dư nợ vay đóng góp khoảng 6,8% dư nợ vay hợp nhất.
  • Tỷ lệ xử lý nợ xấu bằng dự phòng/tổng dư nợ hợp nhất quy năm trong 9T 2022 đạt 0,78% so với dự báo năm 2022 của chúng tôi là 0,90% và chỉ phát sinh từ HDS.
  • Tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) hợp nhất 9 tháng đầu năm 2022 giảm 1,9 điểm % YoY đạt 37,0% do doanh thu tăng trưởng mạnh.
  • Tỷ lệ CAR quý 3/2022 đạt 15,2%, nằm trong nhóm cao nhất trong danh mục theo dõi của chúng tôi.

NIM tiếp tục được cải thiện và hỗ trợ NII tăng mạnh đạt 29.0% YoY trong 9T 2022. HDB báo cáo NIM hợp nhất 9T 2022 đạt 4.85% (+60 điểm cơ bản YoY) so với dự báo NIM năm 2022 của chúng tôi là 4.69% nhờ (1) lợi suất IEA tăng 60 điểm cơ bản YoY, (2) chi phí huy động (COF) giảm 6 điểm cơ bản và (3) tỷ lệ LDR cao hơn đạt 70.6% trong 9T 2022 so với 62.7% trong 9T 2021. Chúng tôi cho rằng NIM hợp nhất 9T 2022 tăng là nhờ (1) NIM ngân hàng mẹ cải thiện 60 điểm cơ bản YoY và (2) sự phục hồi mạnh mẽ của HDS đã hỗ trợ cải thiện lợi suất IEA hợp nhất. Trong buổi gặp gỡ NĐT vào ngày 26/10, HDS – công ty tài chính tiêu dùng – cho biết NIM của công ty có thể bị ảnh hưởng trong ngắn hạn khoảng 2 điểm % do đợt tăng lãi suất gần đây do hầu hết các khoản vay của công ty là các khoản vay ngắn hạn với lãi suất cho vay cố định.

Tiền gửi khách hàng trong quý 3/2022 giảm 2.2% QoQ và chủ yếu do lượng CASA giảm. Tính đến quý 3/2022, tiền gửi khách hàng giảm 4.7 nghìn tỷ đồng so với quý 2/2022, do (1) tiền gửi có kỳ hạn giảm 2.0 nghìn tỷ đồng và (2) lượng CASA giảm 2.7 nghìn tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ CASA của HDB giảm 1 điểm % QoQ và COF giảm 20 điểm cơ bản QoQ trong quý 3/2022. NFI chững lại trong quý 3/2022 so với kết quả ấn tượng trong nửa đầu năm 2022. NOII 9T 2022 tăng 51.7% YoY chủ yếu nhờ (1) NFI thuần tăng 80.1% YoY, (2) thu nhập từ kinh doanh ngoại hối tăng 128.8% YoY và (3) thu nhập thuần khác tăng 105.8% YoY. Theo thông tin từ ngân hàng, NFI tăng trưởng mạnh trong 9T 2022 được dẫn dắt bởi thu nhập từ bancassurance và phí dịch vụ thanh toán tăng mạnh. Thu nhập từ bancassurance 9T 2022 tăng 2 lần YoY, bao gồm 1 nghìn tỷ đồng từ ngân hàng mẹ và 550 tỷ đồng từ HDS. Tuy nhiên, thu nhập phí ròng quý 3/2022 chỉ đạt 693 tỷ đồng, giảm 17% QoQ. Nhìn chung, NOII 9T 2022 hoàn thành 70% dự báo cả năm và phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi. HDB cho biết ngân hàng kỳ vọng sẽ ký được hợp đồng đối tác bancassurance độc quyền vào đầu năm 2023.

Tỷ lệ nợ xấu tăng QoQ tại ngân hàng mẹ và HDS. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ và HDS lần lượt đạt 1.11% (+12 điểm cơ bản YoY và & +18 điểm cơ bản QoQ) và 7.38% (+3 điểm cơ bản YoY & +40 điểm cơ bản QoQ). Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) hợp nhất quý 3/2022 đạt 81.0% (+0 điểm % YoY & -12.0 điểm % QoQ), trong đó LLR của ngân hàng mẹ đạt 92.5% (-0.7 điểm % YoY & -16.2 điểm % QoQ). Tuy nhiên, tỷ lệ nợ Nhóm 2 đã cải thiện 14 điểm cơ bản QoQ đạt 2.13%. Chi phí dự phòng hợp nhất 9T 2022, chủ yếu được dẫn dắt bởi chi phí dự phòng của HDS, đã tăng 61.1% YoY và hoàn thành 73% dự báo cả năm của chúng tôi do (1) chi phí dự phòng của ngân hàng mẹ tăng 165.2% YoY và chi phí dự phòng của HDS tăng 44.6% YoY.

Các khoản vay tái cơ cấu tiếp tục giảm. Tính đến quý 3/2022, các khoản vay tái cơ cấu giảm 12% QoQ đạt 110 tỷ đồng, chiếm 0.04% tổng dư nợ tín dụng hợp nhất.