Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB): Các khoản vay nước ngoài hỗ trợ NIM; thu nhập phí dịch vụ thanh toán tăng trưởng tốt

Nguồn: VCSC

Các khoản vay nước ngoài hỗ trợ NIM; thu nhập phí dịch vụ thanh toán tăng trưởng tốt

 

VIB

 

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đã công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2022 với LNST đạt 4,0 nghìn tỷ đồng (+27% YoY), hoàn thành 48% dự báo năm 2022 của chúng tôi. LNST tăng chủ yếu do (1) thu nhập từ lãi (NII) cao hơn 26% YoY bù đắp cho (2) thu nhập ngoài lãi (NOII) giảm 2,6% YoY, (3) chi phí HĐKD (OPEX) tăng 9,4% YoY và (4) chi phí dự phòng tăng 17,4% YoY. Ngoài ra, LNTT quý 2/2022 là 2,7 nghìn tỷ đồng (tăng 20,4% so với quý trước – QoQ). Nhìn chung, KQKD 6 tháng đầu năm 2022 của VIB phù hợp với dự báo của chúng tôi.

  • Tăng trưởng tín dụng 6 tháng 2022 đạt 9,7%, nhờ (1) tổng dư nợ tăng 10,0% và (2) số dư trái phiếu doanh nghiệp giảm 12,2% từ mức cơ sở thấp trong năm 2021. Điều này cho thấy VIB đã gần sử dụng hết hạn mức tín dụng ban đầu là 10%.
  • Tăng trưởng huy động 6 tháng đầu năm 2022 đạt 13,6%. Ngoài ra, tỷ lệ CASA quý 2/2022 đạt 13,9% so với 16,3% trong năm 2021.
  • Hệ số CIR 6 tháng đầu năm 2022 cải thiện 3,2 điểm % YoY lên 33,9% chủ yếu nhờ (1) tổng thu nhập từ HĐKD (TOI) tăng 19,7% YoY bù đắp cho (2) mức tăng 9,4% YoY của OPEX.
  • Tỷ lệ xử lý nợ xấu bằng dự phòng trên dư nợ quy năm trong 6 tháng đầu năm 2022 giảm xuống 0,38% so với 0,45% trong năm tài chính 2021, mà chúng tôi cho rằng một phần là do tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2022.

NIM cải thiện trong 6 tháng đầu năm 2022 và VIB sử dụng nguồn vốn nước ngoài để hỗ trợ chi phí vốn. NIM 6 tháng đầu năm 2022 của VIB đạt 4,55% so với 4,38% vào năm 2021 nhờ (1) lợi suất IEA tăng 19 điểm cơ bản trong 6 tháng đầu năm 2022 so với năm 2021 và (2) mức giảm 1 điểm cơ bản trong chi phí vốn trong 6 tháng đầu năm 2022 so với năm 2021. Ngoài ra, tỷ lệ CASA quý 2/2022 là 13,9% so với 16,3% trong quý 4/2021. Với việc vay nợ bằng ngoại tệ từ các tổ chức tín dụng khác tăng 30% lên 27,2 nghìn tỷ đồng so với năm 2021, chúng tôi cho rằng VIB đã cải thiện chi phí sử dụng vốn thông qua việc sử dụng nguồn vốn từ nước ngoài, bù đắp cho tác động của (1) tăng trưởng tiền gửi nhanh hơn so với tăng trưởng tín dụng và (2) tỷ lệ CASA giảm của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, NIM quý 2/2022 đạt 4,52%, thấp hơn 2 điểm cơ bản so với NIM quý 1/2022, tương đồng với quan điểm của chúng tôi rằng NIM cao trong quý 1/2022 không được duy trì ổn định. Chúng tôi hiện dự báo NIM 2022 đạt 4,50%.

NOII 6 tháng đầu năm 2022 được hỗ trợ bởi phí dịch vụ thanh toán mạnh mẽ. NOII trong 6 tháng đầu năm 2022 NOII đạt 1,5 nghìn tỷ đồng (-2,6% YoY), hoàn thành 42% dự báo cả năm của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng diễn biến kém tích cực trong NOII 6 tháng đầu năm 2022 do (1) khoản lỗ 168 tỷ đồng giao dịch ngoại hối trong nửa đầu năm 2022 so với lãi 9 tỷ đồng trong mảng này trong nửa đầu năm 2021 và (2) lỗ 13 tỷ đồng trong đầu tư chứng khoán so với lãi 99 tỷ đồng từ mảng này trong nửa đầu năm 2021, ảnh hưởng đến hiệu ứng tích cực từ (3) NFI ròng tăng 13,1% YoY. Tăng trưởng NFI 6 tháng đầu năm 2022 YoY chủ yếu được đóng góp bởi mức tăng 52% YoY của dịch vụ thanh toán. Trong khi đó, hoạt động bancassurance kém tích cực tiếp tục do thu nhập phí thuần từ bancassurance giảm 13% YoY.

Tỷ lệ nợ xấu tăng dần trong 4 quý gần nhất. Tính đến quý 2/2022, tỷ lệ nợ xấu của VIB là 2,45% (+6 điểm cơ bản QoQ và +76 điểm cơ bản YoY) và tổng cho vay Nhóm 2 trên khoản vay gộp giảm 28 điểm cơ bản QoQ xuống 2,81%. Chi phí dự phòng 6 tháng đầu năm 2022 đạt 761 tỷ đồng (+17,4% YoY), hoàn thành 42% dự báo cả năm do chúng tôi kỳ vọng chi phí dự phòng sẽ tăng và tỷ lệ xử lý nợ 6 tháng cuối năm 2022 sẽ cải thiện để đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 2%.