Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB): Đà tăng trưởng NOII sẽ tăng tốc trong nửa cuối 2022

Nguồn: VCSC

Đà tăng trưởng NOII sẽ tăng tốc trong nửa cuối 2022

 

VIB

 

  • Chúng tôi điều giảm 2,5% giá mục tiêu của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) xuống 31.700 đồng/cổ phiếu nhưng nâng khuyến nghị lên MUA từ PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG do giá cổ phiếu VIB đã giảm khoảng 27% trong 3 tháng qua.
  • Giá mục tiêu thấp hơn của chúng tôi chủ yếu là do (1) tổng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2026F của chúng tôi giảm 8,5% và (2) điều chỉnh giảm P/B mục tiêu của chúng tôi từ 1,75 lần xuống 1,60 lần, được bù đắp một phần bởi tác động tích cực của việc cập nhật mô hình định giá đến giữa năm 2023.
  • Dự báo lợi nhuận thấp hơn của chúng tôi chủ yếu dựa trên (1) mức giảm tổng cộng 5,6% trong LN trước dự phòng dự báo giai đoạn 2022-2026 và (3) tổng chi phí dự phòng tăng 10,1% trong giai đoạn 2022-2026 do chúng tôi tăng dự báo mức bao phủ nợ xấu (LLR) dự báo để điều chỉnh cho các ngân hàng có LLR thấp như VIB.
  • ROE và ROA dự phóng năm 2022 của chúng tôi lần lượt là 29,6% và 2,50% so với các ngân hàng khác là 21,0% và 1,81%. VIB hiện đang giao dịch với P/B 2022F là 1,84 lần so với mức trung bình của các công ty cùng ngành là 1,35 lần.
  • Yếu tố hỗ trợ: Tăng trưởng cho vay cao hơn dự kiến; diễn biến tốt hơn dự kiến của nợ xấu có thể đòi hỏi ít chi phí dự phòng hơn; đà phục hồi bancassurance cao hơn dự kiến.
  • Rủi ro: Bộ đệm dự phòng tương đối mỏng với mức LLR thấp nhất trong danh mục theo dõi của chúng tôi; nợ xấu cao hơn và/hoặc không thể kiếm soát chi phí tín dụng.

Áp lực tăng chi phí vốn được giảm bớt thông qua việc sử dụng các nguồn tài trợ quốc tế. Trong quý 1/2022, ngân hàng đã nhận được khoản vay hợp vốn 3 năm trị giá 260 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và một số tổ chức tài chính quốc tế. Theo tiết lộ của ngân hàng, VIB dự kiến sẽ huy động thêm 300 triệu USD vốn tài trợ từ nước ngoài, với đơn vị thu xếp chính là International Finance Corporation (IFC). Chi phí tài trợ rẻ hơn từ các nguồn quốc tế sẽ là yếu tố hỗ trợ để giảm áp lực lên NIM trong vài năm tới khi chúng tôi kỳ vọng lãi suất huy động có kỳ hạn trên toàn hệ thống sẽ tăng trong khoảng 50 điểm cơ bản trong năm 2022. VIB có thể ghi nhận có sự cải thiện về mặt này với chi phí vốn (COF) quý 1/2022 là 3,49% so với dự báo trước đó của chúng tôi là 3,80% trong bối cảnh khoản vay ngoại tệ từ các tổ chức tín dụng khác tăng 17% QoQ đạt lên 24,5 nghìn tỷ đồng. Chúng tôi điều chỉnh giảm giả định về chi phí vốn trung bình 20 điểm cơ bản cho các năm trong kỳ dự báo.

Chúng tôi kỳ vọng diễn biến thu nhập phí thuần (NFI) sẽ mạnh hơn trong nửa cuối 2022, điều này sẽ được thúc đẩy nhiều hơn bởi thu nhập từ dịch vụ thanh toán. Trong khi VIB hưởng lợi từ mảng thẻ với thu nhập từ phí dịch vụ thanh toán tăng 52% YoY trong quý 1/2022, thu nhập từ phí bancassurance giảm 20% YoY. Theo Hiệp hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam, thị phần phát hành thẻ tín dụng mới của VIB tăng từ 6% năm 2020 lên 8% năm 2021, đứng thứ 4 trên thị trường. Chúng tôi kỳ vọng phân khúc thẻ tín dụng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2022 và bù đắp cho hoạt động kém khả quan của mảng bancassurance.

Tại cuộc họp gặp gỡ NĐT gần đây của VIB, ban lãnh đạo công bố rằng công ty dự kiến LNTT quý 2/2022 đạt 2,7 nghìn tỷ đồng (+26% YoY). Diễn biến này này đang phù hợp với dự báo LNST năm 2022 của chúng tôi là 10,5 nghìn tỷ đồng.