Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB): ĐHCĐTN năm 2023 - Đặt kế hoạch LNTT tăng trưởng 50%

Nguồn: HSC

ĐHCĐTN năm 2023 - Đặt kế hoạch LNTT tăng trưởng 50% 

 

STB

 

Tóm tắt

  • STB đặt kế hoạch LNTT đạt 9,5 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 50% và thấp hơn 6% dự báo của HSC.
  • KQKD sơ bộ Q1/2023 tích cực với LNTT đạt 2.383 tỷ đồng – tăng 50% - nhờ tín dụng tăng hơn 2% so với đầu năm. Trong kỳ, STB đã xử lý được 2 nghìn tỷ đồng tài sản tồn đọng.
  • HSC duy trì khuyến nghị Mua vào, giá mục tiêu 30.500đ (tiềm năng tăng giá 22%) và dự báo. Sau khi giá cổ phiếu tăng mạnh (đặc biệt là trong Q4/2022), hiện STB có P/B dự phóng năm 2023 là 1,04 lần; cao hơn so với bình quân nhóm NHTM tư nhân ở mức 0,94 lần.

Sự kiện: ĐHCĐTN diễn ra vào ngày 25/4

Cổ đông đã tham dự đông đủ và thông qua toàn bộ các tờ trình. Ban lãnh đạo STB đặt kế hoạch LNTT tăng trưởng mạnh 50% cho năm 2023 đạt 9.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, kế hoạch LNTT của Ngân hàng vẫn thấp hơn 6% so với dự báo của HSC và chúng tôi tin rằng năm nay hoàn toàn có tiềm năng lợi nhuận vượt dự báo nhờ tài sản tồn đọng giảm.

Ngoài ra, KQKD sơ bộ Q1/2023 sát với dự báo của HSC: LNTT đạt 2.383 tỷ đồng (tăng 50% so với cùng kỳ), tín dụng tăng trên 2% so với đầu năm và Ngân hàng đã xử lý được 2 nghìn tỷ đồng tài sản tồn đọng.

Đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng mạnh cho năm 2023

Những mục tiêu chính đề ra cho năm 2023 tại ĐHCĐTN (nói chung thấp hơn một chút so với dự báo của HSC) gồm:

  • Tín dụng đạt 491,6 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 12%). Kế hoạch tăng trưởng tín dụng dựa trên hạn mức do NHNN giao.
  • Vốn huy động đạt 574,6 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 13%).
  • Tổng tài sản đạt 657,8 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 11%).
  • LNTT đạt 9.500 tỷ đồng (tăng trưởng 50%).
  • Tỷ lệ nợ xấu dưới 2% (năm 2022: 0,98%).

Đáng chú ý là ban lãnh đạo dự kiến sẽ xử lý hết tài sản tồn đọng trong năm 2023, bao gồm 32,5% cổ phần STB của doanh nhân Trầm Bê (toàn bộ số cổ phần này dự kiến được bán đấu giá vào Q4/2023). Phiên đấu giá dự kiến sẽ là bước cuối cùng giúp hoàn tất quá trình tái cơ cấu của STB. Sau phiên đấu giá, STB có thể chi trả cổ tức cho cổ đông.

KQKD Q1/2023 nói chung sát kỳ vọng

STB đã công bố KQKD sơ bộ Q1/2023 với những thông tin đáng chú ý như sau:

  • Tín dụng tăng trên 2% so với đầu năm.
  • Xử lý được 2.013 tỷ đồng tài sản tồn đọng từ đầu năm.

LNTT đạt 2.383 tỷ đồng (tăng 50% so với cùng kỳ), bằng 25% kế hoạch của STB và 24% dự báo của HSC cho cả năm 2023.

Tỷ lệ sở hữu tối đa của NĐTNN vẫn là 30%

TTLK (là cơ quan nhà nước quản lý thông tin các doanh nghiệp niêm yết) đã vô tình điều chỉnh room NĐTNN lên 30% (từ năm 2023,6%) vào ngày 31/5/2021. Tuy nhiên, STB đã chấp nhận giữ mức room mới 30% này.

Thông qua điều lệ mới

Tại Đại hội, ban lãnh đạo đã xin ý kiến cổ đông về tờ trình thay đổi điều lệ Ngân hàng, trong đó trao quyền cho HĐQT quyết định các khoản vay lớn hơn 20% vốn điều lệ của Ngân hàng từ dưới 20% vốn điều lệ (tương đương 4 nghìn tỷ đồng) như trong điều lệ trước đây.

Nội dung mới nói trên sẽ cho phép ban lãnh đạo đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng của STB với các khoản cho vay quy mô lớn. Tuy nhiên, điều này cũng có thể phần nào tăng rủi ro cho vay tập trung. Mức độ cho vay tập trung tại STB đã ở mức thấp trong một thời gian dài (giống ACB).

Tờ trình sửa đổi điều lệ đã nhận được tỷ lệ chấp thuận rất cao.

Duy trì dự báo, giá mục tiêu và khuyến nghị

HSC giữ nguyên khuyến nghị Mua vào, giá mục tiêu 30.500đ và dự báo vì kế hoạch của Ngân hàng nói chung khá sát với dự báo hiện tại của chúng tôi. HSC thấy rằng quá trình tái cơ cấu tại STB diễn ra khá sát lộ trình với hệ số ROE cải thiện, chất lượng tài sản tốt lên nhiều và tài sản tồn đọng giảm.

Hiện STB có P/B dự phóng năm 2023 là 1,04 lần, cao hơn 10% so với bình quân nhóm NHTM tư nhân ở mức 0,94 lần.