Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB): NIM cao tạo dư địa cho việc trích lập dự phòng VAMC cao

Nguồn: VCSC

NIM cao tạo dư địa cho việc trích lập dự phòng VAMC cao

 

STB

 

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) đã công bố KQKD hợp nhất năm 2022 với tổng thu nhâp từ HĐKD (TOI) đạt 26,1 nghìn tỷ đồng (+47,7% YoY) và lợi nhuận ròng đạt 5 nghìn tỷ đồng (+47,8% YoY), hoàn thành 104,4% và 113,4% dự báo năm 2022 của chúng tôi. LNST tăng chủ yếu nhờ (1) thu nhập từ lãi (NII) tăng 43,3% YoY và (2) thu nhập ngoài lãi (NOII) tăng 56,7% YoY, bị ảnh hưởng một phần bởi chi phí HĐKD (OPEX) tăng 12,5% YoY và chi phí dự phòng tăng 148,6% YoY. Trên cơ sở so với quý trước (QoQ), STB báo cáo LNST quý 4/2022 đạt 1,8 nghìn tỷ đồng, tăng 44,5% QoQ chủ yếu nhờ thu nhập ròng khác tăng 15 lần QoQ và OPEX giảm 14,6% QoQ. Chúng tôi nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng đối với dự báo lợi nhuận của chúng tôi đối với STB, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

STB báo cáo số dư tiền gửi quý 4/2022 giảm nhẹ so với quý trước. Mặc dù chúng tôi nhận thấy tăng trưởng tiền gửi tương đối mạnh tại các ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh cho đến nay, nhưng chúng tôi nhận thấy xu hướng ngược lại ở STB. Số dư tiền gửi quý 4/2022 của STB giảm 0,7% so với quý trước (QoQ) so với tăng trưởng cho vay quý 4/2022 là 4,2% QoQ. Tăng trưởng tiền gửi năm 2022 của STB là 6,4% YoY so với tăng trưởng cho vay là 13,1% YoY.

NIM quý 4/2022 tăng trên cơ sở QoQ; NIM 2022 cao hơn kỳ vọng của chúng tôi. Thu nhập từ lãi (NII) năm 2022 của STB tăng 43,3% so với cùng kỳ đạt 17,1 nghìn tỷ đồng - hoàn thành 110,1% dự báo cả năm của chúng tôi - sau khi NIM tăng 76 điểm cơ bản YoY (từ mức cơ sở thấp do STB đã hoàn tất việc hoàn nhập tất cả các khoản lãi dự thu tồn đọng trong quý 2/2022) và tốc độ tăng trưởng cho vay nhanh hơn so với tăng trưởng tiền gửi. NIM năm 2022 đạt 3,51% so với dự báo cả năm của chúng tôi là 3,14%. Trên cơ sở QoQ, NIM quý 4/2022 tăng 9 điểm cơ bản QoQ lên 4,71% nhờ lợi suất tài sản sinh lãi (IEA yield) tăng 85 điểm cơ bản QoQ, vượt trội so với mức tăng chi phí huy động (COF) 82 điểm cơ bản QoQ. Chúng tôi cho rằng COF một phần là do tỷ lệ CASA tiếp tục giảm xuống 19,2% trong quý 4/2022 (-2,2 điểm %-QoQ & -3,6 điểm % YoY).

NOII năm 2022 cao nhờ tăng trưởng NFI ròng, lãi từ kinh doanh ngoại hối và thu nhập ròng khác. STB báo cáo NOII năm 2022 đạt 9,0 nghìn tỷ đồng (+56,7% YoY) - hoàn thành 95,1% dự báo cả năm của chúng tôi - nhờ (1) NFI thuần tăng 19,6% YoY lên 5,2 nghìn tỷ đồng, (2) thu nhập từ kinh doanh ngoại hối tăng 44,1% YoY lên 1,1 nghìn tỷ đồng và (3) thu nhập ròng khác tăng 6,0 lần YoY từ 457 tỷ đồng năm 2021 lên 2,7 nghìn tỷ đồng năm 2022 mà chúng tôi cho là nhờ việc bán tài sản cố định của STB trong quý 2/2022 và thu nhập từ nợ đã xử lý bằng dự phòng trong quý 4/2022. Mặt khác, STB báo lỗ 20 tỷ đồng từ chứng khoán đầu tư vào năm 2022 so với khoản lãi 164 tỷ đồng vào năm 2021. Trên cơ sở QoQ, chúng tôi quan sát thấy NFI ròng tương đối yếu trong quý 4/2022 khi giảm 14,1% QoQ và việc ngân hàng không công bố cơ cấu cụ thể nên chúng tôi không thể đưa ra thêm nhận xét chi tiết. Tuy nhiên, mức tăng 15 lần QoQ trong quý 4/2022 của thu nhập ròng khác đã giúp NOII quý 4/2022 tăng 38,5% QoQ.

STB đã trích lập 8,6 nghìn tỷ đồng chi phí dự phòng cho VAMC trong năm 2022, vượt dự báo cả năm của chúng tôi là 6 nghìn tỷ đồng so với 1,7 nghìn tỷ đồng chi phí dự phòng cho VAMC ghi nhận trong năm 2021. Việc trích lập dự phòng cao cho VAMC là nguyên nhân chính đằng sau mức tăng 148,6% YoY của chi phí dự phòng năm 2022. Số dư VAMC ròng của STB chiếm 1,2% tổng tài sản vào cuối năm 2022 so với 3,4% vào cuối năm 2021.

Tỷ lệ nợ xấu được giữ ở mức thấp, nhưng nợ Nhóm 2/tổng dư nợ tăng đột biến trong quý 4/2022. Tỷ lệ nợ xấu trong quý 4/2022 của STB là 0,98% (+8 điểm cơ bản QoQ & -52 điểm cơ bản YoY) với tỷ lệ xử lý nợ/tổng dư nợ cho vay năm 2022 là 0,42% (so với 0,04% vào năm 2021). Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay nhóm 2/tổng dư nợ cho vay trong quý 4/2022 đã tăng lên 1,25% (+87 điểm cơ bản QoQ & +87 điểm cơ bản YoY), đây là mức cao nhất kể từ quý 2/2017.