Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB): Chi phí tín dụng tăng mạnh gây áp lực lên tăng trưởng lợi nhuận

Nguồn: VCSC

Chi phí tín dụng tăng mạnh gây áp lực lên tăng trưởng lợi nhuận

 

VPB

 

Ngân hành TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) đã công bố KQKD hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022 với LNTT đạt 15,3 nghìn tỷ đồng (+70% YoY), hoàn thành 56% dự báo năm 2022 của chúng tôi nhờ thu nhập bất thường từ phí hỗ trợ bancassurance với AIA khoảng 5,5 nghìn tỷ đồng đượcghi nhận trong quý 1/2022. Nếu chúng tôi loại trừ khoản thu nhập bất thường này, LNTT hợp nhất từ kinh doanh cốt lõi trong 6 tháng đầu năm 2022 đã hoàn thành khoảng 45% dự báo cả năm của chúng tôi, tương ứng LNTT quý 2/2022 đạt 4,2 nghìn tỷ đồng (-26,4% so với quý 1/2022). Chúng tôi cho rằng sẽ không có thay đáng kể nào đối với dự báo lợi nhuận của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

  • Thu nhập từ lãi (NII) hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022 tăng 10,9% YoY - đạt 46% dự báo 2022 của chúng tôi - với NIM hợp nhất đạt 7,44% (-143 điểm cơ bản YoY) so với NIM 2022 của chúng tôi là 7,82%.
  • Tăng trưởng cho vay hợp nhất 6 tháng 2022 là 10,5%, đến từ tăng trưởng cho vay 12,4% tại ngân hàng mẹ và tăng trưởng cho vay 3,4% tại FEC trong kỳ. Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2022 của ngân hàng mẹ là 14,3%. Tính đến quý 2/2022, số dư trái phiếu doanh nghiệp tại ngân hàng mẹ tăng 34% so với năm 2021 lên 37,2 nghìn tỷ đồng nhưng giảm 11% so với quý 1/2022.
  • Tỷ lệ xử lý nợ xấu quy năm trên tổng dư nợ trong 6 tháng đầu năm 2022 tại FEC là 9,4% (-8,5 điểm % theo năm). Trong khi đó, Tỷ lệ xử lý nợ xấu quy năm trên tổng dư nợ trong 6 tháng đầu năm 2022 tại ngân hàng mẹ là 2,02% (-30 điểm cơ bản YoY).
  • Thu nhập từ thu hồi nợ đã xử lý hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022 đạt 1,7 nghìn tỷ đồng (+26,2% YoY), được thúc đẩy bởi sự phục hồi mạnh mẽ của thu nhập này ở cả ngân hàng mẹ (+64% YoY) và FEC (+20% YoY).
  • Tỷ lệ CIR 6 tháng đầu năm 2022 cải thiện 2,8 điểm % xuống 20,6% nhờ (1) tổng thu nhập từ HĐKD (TOI) tăng 36,6% YoY cao hơn (2) chi phí HĐKD (OPEX) tăng 20,5% YoY. Nếu loại trừ thu nhập bất thường từ phí hỗ trợ bancassurance, tỷ lệ CIR 6 tháng đầu năm 2022 sẽ vào khoảng 25,0%, vẫn là một trong những mức thấp nhất các ngân hàng trong danh mục theo dõi của chúng tôi.

Tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2022 được thúc đẩy bởi các khoản cho vay bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo công bố của ngân hàng, tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2022 của ngân hàng mẹ là 14,3% so với hạn mức tín dụng ban đầu là 15%, với các mảng chiến lược như bán lẻ và SME đóng góp đáng kể trong khi lượng giải ngân trong 6 tháng đầu năm 2022 của các mảng này tăng 30% YoY. Ngoài ra, trái phiếu doanh nghiệp giảm 11% QoQ và chiếm 7% tổng tài sản sinh lãi hợp nhất tính đến quý 2/2022.

Mức NIM hợp nhất được duy trì ổn định trên cơ sở QoQ. NIM hợp nhất quý 2/2022 ở mức 7,65% tương đối ổn định so với quý trước, nhưng tăng trưởng tiền gửi quý 2 đạt 7,8% QoQ, cao hơn mức tăng trưởng cho vay là 4,8% QoQ. Theo quan sát của chúng tôi, các khoản vay bằng ngoại tệ tăng 23% QoQ trong quý 2/2022. Chúng tôi tin rằng khoản vay hợp vốn từ nước ngoài trị giá 600 triệu USD được huy động vào tháng 4/2022 với sự tham gia của Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) đã hỗ trợ chi phí vốn của VPB.

NOII quý 2/2022 không thay đổi YoY do (1) NFI tăng 42% YoY bị ảnh hưởng bởi (2) khoảng lỗ 166 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối trong quý 2/2022 so với lãi 7 tỷ đồng từ giao dịch ngoại hối trong quý 2/2021 và (3) giảm 92% YoY trong lãi từ kinh doanh và đầu tư chứng khoán mà chúng tôi cho là do biến động lợi suất trái phiếu bất lợi trong quý 2/2022. Ngoài ra, NFI 6 tháng đầu năm 2022 tăng 34% YoY nhờ thu nhập phí từ dịch vụ ngân quỹ và thanh toán tăng trưởng mạnh 74% YoY.

Chi phí dự phòng tăng mạnh trong quý 2/2022 và tạo gánh nặng cho tăng trưởng lợi nhuận theo quý. Chi phí dự phòng hợp nhất trong 6 tháng đầu năm 2022 là 9,7 nghìn tỷ đồng (+12,3% YoY) do (1) chi phí dự phòng tại ngân hàng mẹ tăng 49% YoY (2) chi phí dự phòng tại FEC giảm 1% YoY. Trong khi đó, chi phí dự phòng hợp nhất quý 2/2022 tăng 35% QoQ do (1) chi phí dự phòng tại ngân hàng mẹ tăng 10% QoQ và (2) chi phí dự phòng tại FEC tăng 59% QoQ. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất trong quý 2/2022 tăng 178 điểm cơ bản YoY do (1) tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng mẹ tăng 72 điểm cơ bản và (2) tỷ lệ nợ xấu tại FEC tăng 6 điểm %. Do tỷ lệ xử lý nợ của FEC trong 6 tháng đầu năm 2022 là 9,4% so với 5,6% trong quý 1/2022, chúng tôi cho rằng FEC đã tăng tỷ lệ xử lý nợ bằng dự phòng để kiểm soát tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên, tỷ lệ xử lý nợ của FEC trong 6 tháng đầu năm 2022 vẫn thấp hơn 17,9% trong 6 tháng đầu năm 2021. Nhìn chung, chi phí dự phòng hợp nhất đã hoàn thành 42% dự báo cả năm do chúng tôi giả định tỷ lệ xử lý nợ hợp nhất năm 2022 là 3,84% so với tỷ lệ xử lý nợ hợp nhất là 3,48% trong 6 tháng đầu năm 2022 sẽ kiểm soát tỷ lệ nợ xấu hợp nhất ở mức 3,9% trong năm 2022.