Ngân hàng VPBank (VPB): Chi phí vốn thấp hơn trong năm 2022 mặc dù dự báo lãi suất huy động cao hơn

Nguồn: VCSC

Chi phí vốn thấp hơn trong năm 2022 mặc dù dự báo lãi suất huy động cao hơn

 

VPB

  • Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA và nâng giá mục tiêu thêm 0,2% do (1) nâng dự báo tổng thu nhập ròng cho giai đoạn 2021-2025 lên 4,0% và (2) tác động tích cực của việc cập nhật mô hình định giá mục tiêu của chúng tôi đến cuối năm 2022 ảnh hưởng nhiều hơn (3) tác động tiêu cực của việc áp dụng P/B mục tiêu là 2,0 lần so với 2,3 lần trong báo cáo cập nhật trước của chúng tôi.
  • Chúng tôi điều chỉnh giảm 5,2% thu nhập ròng dự phóng năm 2021 (trước lợi ích CĐTS) xuống 13,2 nghìn tỷ đồng (+26,9% YoY) so với dự báo trước đó do (1) giả định chi phí dự phòng tăng 19,6%, (2) Giả định thu nhập lãi ròng (NII) của chúng tôi giảm 4,4% do lợi suất IEA giảm và (3) điều chỉnh giảm 17,3% trong giả định thu nhập phí ròng (NFI) của chúng tôi.
  • Chúng tôi nâng giả định cho tỷ lệ CASA năm 2021 thêm 4,5 điểm % lên 23% và giảm tốc độ tăng trưởng huy đồng năm 2021 từ 13% YoY xuống 8% YoY, dẫn đến chi phí vốn hợp nhất năm 2021 giảm 55 điểm % xuống còn 4,39%.
  • Chúng tôi giả định đợt đầu tiên của khoản phí ứng trước bancassurance sẽ được ghi nhận vào năm 2022 thay vì năm 2021 như trong dự báo trước đây của chúng tôi khi chúng tôi chưa quan sát thấy bất kỳ diễn tiến nào trong quá trình đàm phán; do đó, thỏa thuận khó có thể được hoàn tất trong năm 2021.
  • Chúng tôi đưa vào mô hình dự báo kế hoạch phát hành riêng lẻ 60 triệu cổ phiếu quỹ và 723,5 triệu cổ phiếu sơ cấp cho nhà đầu tư chiến lược để nắm giữ 15% cổ phần vào năm 2022.
  • Các khoản cho vay cơ cấu lại hợp nhất tại VPB đã tăng từ 6,6 nghìn tỷ đồng trong quý 2/2021 lên 15,9 nghìn tỷ đồng vào quý 3/2021, trong đó 10,5 nghìn tỷ đồng là từ ngân hàng mẹ và 5,4 nghìn tỷ đồng là từ FE Credit (FEC). Theo ban lãnh đạo, VPB sẽ ghi nhận chi phí dự phòng bổ sung là 329 tỷ đồng cho các khoản vay được tái cơ cấu trong quý 4/2021.
  • Rủi ro: Việc không chốt được một nhà đầu tư chiến lược sẽ khiến dự báo việc tăng vốn dự kiến từ nguồn vốn nước ngoài của chúng tôi và tăng trưởng tín dụng khó đạt được; các khó khăn trong kiểm soát chi phí tín dụng - đặc biệt là tại FEC.

Chúng tôi cho rằng VPB có lợi thế từ việc giảm chi phí vốn (COF) trong 3 năm tới để hỗ trợ NIM thông qua các nguồn vốn tài trợ quốc tế giá rẻ. Chi phí vốn của VPB luôn nằm trong nhóm cao nhất trong danh mục theo dõi của chúng tôi của chúng tôi do áp lực về chi phí vốn từ việc phát hành các giấy tờ có giá chi phí cao tại FEC. Chúng tôi tin rằng việc VPB có một đối tác chiến lược như Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG) có thể giúp ngân hàng tiếp cận các nguồn vốn quốc tế giá rẻ và giảm COF xuống mức ổn định khoảng 4,0% vào năm 2024.

Chúng tôi áp tỷ lệ P/B 2,0 lần so với tỷ lệ P/B dự phóng cao nhất cho các ngân hàng TMCP tư nhân là 2,1 lần mà chúng tôi áp dụng cho TCB. Như đã đề cập trong Báo cáo cập nhật trước đây của chúng tôi, VPB [MUA +35,5%] - Triển vọng rủi ro giảm; định giá hấp dẫn, chúng tôi cho rằng những quý tiếp theo sẽ mang đến một luồng thông tin tích cực cho VPB với sự kiện quan trọng là sự xuất hiện một NĐT chiến lược tiềm năng. Vào cuối tháng 10/2021, VPB thông báo rằng ngân hàng và Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC (SMBCCF) đã hoàn tất các bước và thủ tục cần thiết để SMBC chính thức mua lại 49% cổ phần của FEC. Theo ngân hàng, số tiền thu được từ thương vụ này sẽ được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu vào quý 4/2021.