Nguồn: HSC
Vững vàng trước giông bão trên thị trường tài chính quốc tế
Tóm tắt
Một số ngân hàng tại Mỹ sụp đổ sau khi Fed nâng mạnh lãi suất
HSC cho rằng sự kiện ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) sụp đổ gần đây xuất phát từ việc Fed nâng lãi suất mạnh nhất kể từ đầu những năm 1980. Chúng tôi đã phân tích 2 nguyên nhân khiến SVB phải dừng hoạt động:
Trong trường hợp rút tiền gửi ồ ạt tại SVB, ngân hàng gặp rủi ro buộc phải bán danh mục trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn, không được ghi nhận theo giá thị trường và tạo ra những khoản lỗ lớn.
Để ngăn chặn sự đổ vỡ dây chuyền, chính quyền Mỹ đã có những biện pháp quyết đoán, gồm (1) đảm bảo toàn bộ quyền lợi cho người gửi tiền và (2) triển khai các gói cho vay dành cho các ngân hàng với kỳ hạn 1 năm dựa trên mệnh giá của danh mục trái phiếu của những ngân hàng này.
Các NHTM HSC khuyến nghị không gặp rủi ro tương tự như SVB
Cơ sở tiền gửi đa dạng và ổn định
Theo cơ sở dữ liệu của NHNN, tiền gửi KHCN chiếm khoảng 50% tổng vốn huy động trong hệ thống ngân hàng. Trong số 14 NHTM HSC khuyến nghị, tỷ trọng tiền gửi KHCN dao động từ 46% đến 86% (tính tổng cả 14 NHTM tỷ trọng là 60%). Ngoài ra, nhiều NHTM đã xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các doanh nghiệp lớn để có được thời hạn cho vay tốt, theo đó các doanh nghiệp này sẽ duy trì mức tiền gửi cao tại các NHTM trên.
Trong phân tích của mình, chúng tôi đánh giá cơ sở tiền gửi mạnh là nhân tố quan trọng nhất giúp ngăn chặn nguy cơ rút tiền ồ tạt của khách hàng.
Tỷ trọng đầu tư chứng khoán không cao
Trái với SVB, phần lớn tiền gửi tại các NHTM HSC khuyến nghị được dùng để cho vay thay vì đầu tư chứng khoán với tỷ trọng đầu tư chứng khoán trong tổng tài sản sinh lãi dưới 25%. Lãi suất của các khoản vay có thể linh hoạt điều chỉnh trong khi các khoản đầu tư chứng khoán sẽ làm phát sinh lỗ trong giai đoạn lợi suất tăng. Vì vậy, rủi ro lãi suất đối với các NHTM chúng tôi khuyến nghị thấp hơn nhiều so với SVB.
Đối với trường hợp đầu tư chứng khoán, cơ cấu tài sản sinh lãi có sự khác nhau giữa các NHTM. HSC thấy rằng những NHTM có tỷ trọng đầu tư cao vào TPDN và trái phiếu các tổ chức tài chính (chẳng hạn VIB, MBB và VPB) có khả năng gặp khó khăn trọng việc định lượng/hiện thực hóa các khoản lỗ nếu buộc phải bán ra những chứng khoán này trong trường hợp bị rút tiền ồ ạt. Lý do là hầu hết trái phiếu tổ chức tài chính và TPDN do các NHTM HSC khuyến nghị nắm giữ chưa được niêm yết (chỉ 5% trong số trái phiếu này đã được niêm yết), có thanh khoản thấp và không được ghi nhận theo giá thị trường (kể cả khi được hạch toán trong mục chứng khoán sẵn sàng để bán hoặc chứng khoán kinh doanh). Tuy nhiên, đây không phải vấn đề lớn vì quy mô chứng khoán đầu tư tương đối khiêm tốn.
Những nhân tố khác hạn chế rủi ro lãi suất
Khi đánh giá phần TPCP trên danh mục trái phiếu của các NHTM HSC khuyến nghị, chúng tôi thấy có một số yếu tố tích cực có thể giảm thiểu rủi ro lãi suất (điều này trái ngược với trường hợp SVB):
Cơ quan quản lý đã có các biện pháp phòng ngừa
HSC tin rằng NHNN đang chủ động thực hiện các biện pháp tránh rủi ro bị ảnh hưởng dây chuyền từ cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ, thể hiện ở những động thái nới lỏng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Những động thái này bao gồm: giảm lãi suất điều hành và lãi suất OMO cũng như dừng kênh tín phiếu trên thị trường LNH. Chúng tôi tin rằng đây là những động thái sáng suốt, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam vẫn đang trong quá trình xử ý các NHTM có vấn đề (3 NHTM không đồng và 2 NHTM trong diện kiểm soát đặc biệt).
Ngoài ra, hệ thống ngân hàng Việt Nam có nhữsng đặc điểm riêng và có lợi khi cần phải kiểm soát một cuộc khủng hoảng thanh khoản:
Trời mưa ắt dột – Cẩn tắc vô ưu
Sự sụp đổ của SVB cùng với các định chế tài chính khác như Signature Bank và Silvergate Capital tại Mỹ hay Credit Suisse tại EU, đã tạo ra tâm lý hoảng loạn. HSC dự đoán rằng chu kỳ thắt chặt sẽ còn tiếp diễn và có thể sẽ có thêm những vụ đổ vỡ trong ngành tài chính, tạo ra hiệu ứng dây chuyền lớn hơn (ECB gần đây vẫn nâng lãi suất bất chấp sự kiện Credit Suisse).
Ngoài ra, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang gặp những khó khăn của riêng mình, bao gồm tác động tiêu cực từ thị trường BĐS và TPDN cũng như sự kiện SCB được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của người đân và khiến tăng trưởng huy động trong hệ thống ngân hàng chậm lại trong năm 2022, đặc biệt là ở các NHTM nhỏ. Vì vậy, khả năng tác động về mặt tâm lý từ sự kiện SVB có thể gây ra thách thức nhất định. Việc luôn cảnh giác và thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên thực tế là điều cần thiết. Tuy nhiên, HSC dự đoán 14 NHTM chúng tôi khuyến nghị ít có khả năng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng khi những sự kiện như trên xảy ra.