Nguồn: MBS
Kế hoạch lợi nhuận đi ngang YoY trong bối cảnh chi phí sản xuất tăng
Luận điểm đầu tư
Chúng tôi duy trì khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu GVR với giá mục tiêu điều chỉnh VND27.400, thấp hơn mức VND35.400 trong báo cáo gần nhât do mức định giá EV/EBITDA đối với mảng kinh doanh cao su và gỗ trong khu vực giảm xuống & áp dụng chiết khấu 18% đối với NAV của DN nhằm phản ánh chính xác hơn mức độ rủi ro thị trường (biến động giá cổ phiếu, biến động thị trường chứng khoán, các sự kiện chính trị, thay đổi lãi suất…).
VRG ước tính lợi nhuận 7T2022 đạt 2.830 tỷ đồng, tương ứng 53% kế hoạch. Sản lượng mủ cao su khai thác đạt ~186.560 tấn, hoàn thành 47,1% kế hoạch.
Thông tin cập nhật
Chi phí sản xuất tăng khiến biên LN gộp bị ảnh hưởng đáng kể trong Q2 2022. Trong bối cảnh gia tăng chi phí NVL & chi phí nhân công, biên LN gộp của VRG giảm từ 30% trong Q1 2022 xuống còn 26,9% trong Q2 2022, thấp hơn so với mức 28,6% cùng kỳ năm ngoái, khiến LN gộp giảm 8,2% n/n mặc dù doanh thu thuần chỉ giảm nhẹ 2,3% n/n.
LNST 1H2022 tăng 6% n/n nhờ khoản thu từ bồi thường trong Q1 2022 & quản lý chi phí QLDN hiệu quả. Hoạt động sản xuất & kinh doanh mủ cao su tiếp tục duy trì tích cực trong nửa đầu năm với sản lượng cao su khai thác tăng 11,9% n/n, biên LN gộp đạt 32,8%, cao hơn cùng kỳ năm ngoái với 25,1% nhờ mặt bằng giá cao hơn so với cùng kỳ.
Giá bán cao su biến động trái chiều trong Q2 2022, tiếp tục giảm trong tháng 7 sau khi phục hồi trở lại trong tháng 6/2022. Trong tháng 7/2022, xuất khẩu cao su Việt Nam giảm 4% n/n về lượng và 6% n/n về giá trị, do (i) lo ngại về sự bùng phát dịch Covid19 tại Trung Quốc & Nhật Bản, và (ii) rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu trong bối cảnh lạm phát gia tăng. Mặc dù vậy, lũy kế 7T2022, , kim nghạch xuất khẩu cao su cả nước đạt ~1,7 tỷ USD, tăng 9,1% n/n về trị giá và 7,2% n/n về lượng.
Nguồn cung cao su toàn cầu tiếp tục thiếu hụt so với nhu cầu khiến giá cao su khó giảm sâu trong tương lai, trong đó nhu cầu gia tăng đến từ lĩnh vực chăm sóc sức khỏe & sản xuất ô tô.