Nguồn: VCSC
Doanh số bán xe thấp ảnh hưởng đến lợi nhuận trong quý 1/2023
Tổng CT Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEA) đã công bố KQKD quý 1/2023, gồm doanh thu đạt 1 nghìn tỷ đồng (-11% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1,5 nghìn tỷ đồng (-7% YoY), hoàn thành lần lượt 23% và 20% dự báo cả năm của chúng tôi. Vì KQKD thấp hơn kỳ vọng nên chúng tôi nhận thấy rủi ro điều chỉnh giảm đối với các dự báo của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
Mức giảm lợi nhuận của VEA trong quý 1/2023 chủ yếu do lợi nhuận được chia từ các công ty liên kết giảm 11% YoY và được bù đắp một phần nhờ lãi ngoài HĐKD tăng 35% YoY, chủ yếu đến từ tiền gửi ngắn hạn. Chúng tôi cho rằng lợi nhuận tư lien doanh/liên kết giảm là do lợi nhuận của Honda Việt Nam (chiếm 74% LNST sau lợi ích CĐTS quý 1/2023 của VEA) và Toyota Việt Nam giảm lần lượt 12% YoY và 25% YoY. Trong khi đó, lợi nhuận từ Ford và các hãng khác tăng 36% YoY trong quý 1/2023 nhờ doanh số bán các mẫu xe chủ lực của Ford tăng.
Doanh số bán xe du lịch (PC) của Honda và Toyota trong quý 1/2023 lần lượt giảm 53% YoY và 27% YoY. Chúng tôi cho rằng mức giảm này là do nhu cầu thấp trong bối cảnh kinh tế gặp thách thức, ảnh hưởng đến chi tiêu không thiết yếu của người tiêu dùng Việt Nam trong vài tháng qua. Trong khi đó, Ford ghi nhận diễn biến tích cực cao nhất trong quý 1/2023, mà chúng tôi cho rằng một phần là nhờ sự đóng góp lớn từ mẫu xe chủ lực Ford Everest (CBU, SUV; +3,5 lần YoY). Chúng tôi lưu ý rằng quý 1/2022 là mức cơ sở thấp đối với Ford khi công ty mất thị phần trước các đối thủ cạnh tranh khác.
Doanh số bán xe máy Honda (2W) trong quý 1/2023 giảm 12% YoY do sức mua của người tiêu dùng thấp trước những thách thức về kinh tế.