Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (POW): Tổ máy số 1 của nhà máy điện Vũng Áng sẽ hoạt động trở lại vào năm 2023

Nguồn: VCSC

Tổ máy số 1 của nhà máy điện Vũng Áng sẽ hoạt động trở lại vào năm 2023

 

POW

 

  • Chúng tôi điều chỉnh giảm 13% giá mục tiêu cho Tổng CT Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) xuống 14.400 đồng/cổ phiếu nhưng nâng khuyến nghị từ KHẢ QUAN lên MUA. Chúng tôi xem POW là một cơ hội đầu tư vững chắc đối với khả năng tiêu thụ điện năng ổn định của Việt Nam và việc chuyển đổi cơ cấu sang LNG với các nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 & 4 trong tương lai.
  • Giá mục tiêu thấp hơn của chúng tôi là do điều chỉnh tăng dự phóng phần bù rủi ro và chi phí nợ trong định giá của chúng tôi, lần lượt 100 điểm cơ bản và 300 điểm cơ bản, cũng như điều chỉnh giảm 4% dự báo tổng LNST giai đoạn 2022-2031 của chúng tôi. Những yếu tố này lớn hơn tác động tích cực việc cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2023.
  • Dự báo tổng LNST giai đoạn 2022-2031 của chúng tôi giảm là do dự báo sản lượng chung của chúng tôi thấp hơn. Chúng tôi giảm dự báo sản lượng lợi nhuận nhiều nhất đối với nhà máy Cà Mau (do cạnh tranh mạnh mẽ từ điện gió) và Nhơn Trạch 1 (do POW có khả năng đảm bảo lượng khí nguyên liệu từ GAS thấp hơn dự kiến).
  • Chúng tôi có triển vọng tích cực đối với POW vào năm 2023 khi chúng tôi dự báo LNST tăng 28% YoY, nhờ vào việc tiêu thụ điện trong nước cao hơn, nguồn cung điện trong nước có khả năng thắt chặt hơn, sự phục hồi hoàn toàn của nhà máy Vũng Áng bắt đầu từ quý 2/2023, triển vọng giá thị trường phát điện cạnh tranh tích cực (CGM) và ít cạnh tranh hơn từ thủy điện.
  • POW có địnhgiá hấp dẫn với EV/EBITDA dự phóng 2023 dự kiến của chúng tôi là 4,8 lần so với mức trung bình 4 năm của nhóm các công ty cùng ngành lựa chọn của chúng tôi là 10,2 lần.
  • Yếu tố hỗ trợ: Khoản bồi thường bảo hiểm cao hơn dự kiến (chúng tôi ước tính ít nhất 300 tỷ đồng) cho sự cố kỹ thuật của nhà máy Vũng Áng.
  • Rủi ro: Chi phí đầu tư XDCB cao/tiến độ dự án Nhơn Trạch 3 & 4 bị trì hoãn.

Chúng tôi cho rằng lợi nhuận của nhà máy Vũng Áng sẽ phục hồi mạnh trong năm 2023. Chúng tôi nhận thấy rủi ro thiếu điện tại miền Bắc (khu vực của nhà máy Vũng Áng) cao hơn so với miền Trung và miền Nam. Công suất phát điện tại miền Bắc ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 3% trong giai đoạn 2016-2021 so với lượng điện tiêu thụ tăng trưởng 10%- 12%/năm, dẫn đến xảy ra chênh lệch cung cầu tại khu vực này. Ngoài ra, kế hoạch tăng trưởng công suất lắp đặt giai đoạn 2020-2025 tại miền Bắc là khoảng 8%/năm, thấp hơn tăng trưởng tiêu thụ điện dự báo trong giai đoạn 2020-2025 khoảng 9%/năm. Chúng tôi cũng kỳ vọng giá than sẽ tăng thấp hơn giá khí trong năm tới, giúp thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của nhà máy Vũng Áng. Với việc tổ máy phát điện 1 sẽ trở lại hoạt động vào năm 2023, nhà máy Vũng Áng có tiềm năng mang lại 900 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2023 so với lợi nhuận không đáng kể trong năm 2022.

Dự án nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh đang thực hiện đúng tiến độ. CTCP Điện khí LNG Quảng Ninh đã được thành lập vào ngày 02/11/2022 với cổ đông liên danh gồm POW, CTCP Cơ khí và Lắp máy Việt Nam (COLAVI), CT Khí Tokyo (TYO: 9531) và Marubeni Corp (TYO: 8002) với vốn điều lệ là 100 tỷ đồng. Cụ thể, POW góp 30% cổ phần. Dự án bao gồm một nhà máy điện khí LNG công suất 1.500 MW với ngân sách XDCB là 2 tỷ USD. Dự án này là yếu tố hỗ trợ tích cực đối với dự báo lợi nhuận dài hạn của chúng tôi.