Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS): Tiền mặt dồi dào để tài trợ cho các dự án LNG

Nguồn: VCSC

Tiền mặt dồi dào để tài trợ cho các dự án LNG

 

GAS

 

  • Chúng tôi giảm giá mục tiêu thêm 4,3% đối với GAS nhưng giữ nguyên khuyến nghị MUA. Giá mục tiêu thấp hơn của chúng tôi đến từ việc chúng tôi tăng dự báo phần bù rủi ro vốn chủ sở hữu của chúng tôi thêm 100 điểm cơ bản và chi phí nợ vay tăng 156 điểm cơ bản, ảnh hưởng tác động tích cực của việc chúng tôi cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2023. Trong khi đó, chúng tôi gần như giữ nguyên dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2026.
  • Chúng tôi nâng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 thêm 2,6% nhờ việc điều chỉnh tăng dự báo thu nhập tài chính cũng như giá khí đầu vào trung bình thấp hơn (do đóng góp sản lượng cao hơn từ các mỏ khí giá rẻ) bù đắp cho dự báo giá dầu nhiên liệu và giá LPG thấp hơn nhẹ của chúng tôi. Ngoài ra, chúng tôi vẫn giữ nguyên dự báo LNST cho giai đoạn 2023-2026 khi giả định sản lượng khí thương phẩm thấp hơn nhẹ của chúng tôi ảnh hưởng tác động tích cực đối với lợi nhuận của GAS từ việc tỷ giá VND/USD tăng.
  • Chúng tôi dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 đi ngang khi sản lượng khí thương phẩm tăng 15% YoY và lợi nhuận cao hơn từ kho cảng LNG Thị Vải bù đắp cho dự báo của chúng tôi về giá dầu nhiên liệu thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm trước và chi phí khí đầu vào cao hơn 15% so với cùng kỳ.
  • Chúng tôi kỳ vọng GAS sẽ được hưởng lợi từ giá dầu và khí cao trong ngắn hạn (như được công bố trong Báo cáo cập nhật ngành năng lượng ngày 20/07/2022), trong khi tăng trưởng dài hạn sẽ được củng cố bằng việc nhập khẩu LNG về Việt Nam. Với 1,4 tỷ USD tiền mặt tại quỹ, chúng tôi tin rằng GAS sẽ tiếp tục mở rộng kho cảng LNG Thị Vải giai đoạn 2 và thực hiện dự án LNG Sơn Mỹ để tăng sản lượng khí thương phẩm thêm khoảng 50% trong vòng 5 năm tới. Do đó, chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS đạt 23% trong giai đoạn 2021-2026.
  • Theo quan điểm của chúng tôi, định giá của GAS có vẻ hấp dẫn với PEG 5 năm là 0,7.
  • Rủi ro: Giá LNG tiếp tục ở mức cao, có thể ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu LNG vào năm 2023; chính sách khấu hao ngắn hơn dự kiến cho dự án LNG Thị Vải.

Các kho cảng LNG Thị Vải và Sơn Mỹ đang được hoàn thiện. Kho cảng LNG Thị Vải - Giai đoạn 1 (1 triệu tấn/năm) đã hoàn thành 97% tiến độ và đang trên đà hoàn thành chạy thử vào quý 4/2022 và đi vào hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2023. GAS cũng đang chờ Bộ Công Thương phê duyệt nghiên cứu khả thi dự án kho cảng LNG Thị Vải - giai đoạn 2 (3 triệu tấn/năm) và kỳ vọng sẽ hoàn thành dự án này vào năm 2024. Ngoài ra, GAS đặt mục tiêu phát triển kho cảng LNG thứ hai - Sơn Mỹ (3-6 triệu tấn/năm) - vào năm 2024. Kho cảng này đã nhận được giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 5/2022. Giá LNG quốc tế cao trong ngắn hạn là thách thức đối với việc nhập khẩu LNG của GAS; tuy nhiên, GAS cho biết sẽ tùy vào diễn biến thị trường để đưa ra phương án nhập khẩu LNG tối ưu vào năm 2023. Chúng tôi kỳ vọng giá LNG sẽ hạ nhiệt từ mức giá hiện tại là 18 USD/MMBTU xuống 12 USD/MMBTU vào giai đoạn 2024-2026, cạnh tranh với giá khí trong nước và phù hợp để Việt Nam nhập khẩu thêm LNG.

Chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo sản lượng khí giai đoạn 2023-2026 do chúng tôi dự phóng tăng trưởng lượng điện tiêu thụ hạ nhiệt. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chững lại trong năm 2023 và nhu cầu xuất khẩu yếu hơn đối với các nhà sản xuất của Việt Nam, chúng tôi điều chỉnh giảm tỷ lệ tăng trưởng lượng điện tiêu thụ năm 2023 từ 10% xuống 9%. Do đó, chúng tôi điều chỉnh giảm khoảng 3% dự báo sản lượng khí bán cho các nhà máy điện trong giai đoạn 2023-2026.