Nguồn: HSC
Sự kiện: Phân tích sâu KQKD Q2/2021
DPM đã công bố KQKD Q2/2021 khả quan. Lợi nhuận thuần đạt 684 tỷ đồng (tăng 126% so với cùng kỳ) và doanh thu thuần đạt 2.931 tỷ đồng (tăng 35% so với cùng kỳ). Doanh thu thuần tăng trưởng mạnh nhờ giá bán bình quân tăng, đồng thời Công ty cũng đã ghi nhận 250 tỷ đồng thu nhập không thường xuyên từ tiền bồi thường bảo hiểm và điều chỉnh các khoản mục kế toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước. Doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2021 tăng 25,8% so với cùng kỳ lên 4.486 tỷ đồng, sát với kỳ vọng của HSC trong khi lợi nhuận thuần đạt 855 tỷ đồng (tăng 110% so với cùng kỳ), cao hơn 45% so với dự báo của HSC.
Tác động: Nâng dự báo lợi nhuận HSC nâng 31,2%
Dự báo lợi nhuận thuần năm 2021 lên 1.290 tỷ đồng (tăng trưởng 86,6%) với doanh thu thuần dự báo đạt 11.193 tỷ đồng (tăng trưởng 44,2%). Điều này phản ánh KQKD 6 tháng đầu năm khả quan và giá bán bình quân cao hơn kỳ vọng. HSC cũng nâng 5,7% dự báo lợi nhuận thuần năm 2022 lên 721 tỷ đồng, giảm 44,1%; chủ yếu do không còn thu nhập không thường xuyên như trong năm 2021. HSC duy trì dự báo lợi nhuận thuần năm 2023 tại 697 tỷ đồng (giảm 3,4%). Dự báo EPS mới của HSC cao hơn 49,3% so với bình quân thị trường cho năm 2021 và cao hơn 14% cho năm 2022.
Định giá và khuyến nghị: HSC duy trì khuyến nghị Tăng tỷ trọng và nâng 12,5% giá mục tiêu dựa trên phương pháp DCF lên 30.250đ (tiềm năng tăng giá: 11,4%) từ 26.900đ
Điều này có được sau khi nâng dự báo lợi nhuận cho năm 2021 & 2022. Tại giá mục tiêu mới, EV/EBITDA dự phóng năm 2021 là 5,5 lần và năm 2022 là 8,8 lần. Hiện DPM có EV/EBITDA dự phóng năm 2021 là 4,8 lần và EV/EBITDA trượt dự phóng 1 năm là 5,8 lần; cao hơn 32% so với bình quân EV/EBITDA trượt dự phóng 1 năm trong quá khứ là 4,4 lần (tính từ đầu năm 2017). HSC vẫn ưa thích DPM vì Công ty được quản trị tốt, triển vọng lợi nhuận tích cực và hưởng lợi từ chu kỳ đi lên của giá nông sản. Qua đó, HSC kỳ vọng DPM sẽ tiếp tục được định giá lại ở mặt bằng cao hơn.