Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SAB): Phục hồi tích cực sau dịch

 Nguồn: VCBS

Phục hồi tích cực sau dịch

 

 
 
Lũy kế 2022 (chưa kiểm toán), SAB ghi nhận DTT đạt 34.979 tỷ đồng và LNST CT mẹ đạt 5.224 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt +32.6% yoy và +42,1% yoy do mức nền thấp trong 2021. Hoàn thành KH DT và vượt 14% KH LN. Đây là năm đầu tiên nhu cầu tiêu thụ bia phục hồi sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi Covid.
 
SAB đã lấy lại được phần lớn thị phần đã mất trong đại dịch đánh đổi bằng chi phí tiếp thị và quảng cáo ngày một tăng cao. Việc đầu tư nâng cao sức mạnh của thương hiệu và cải tiến sản phẩm từ năm 2021 đã có hiệu quả. Quản lí tốt chi phí NVL và nỗ lực tối ưu hóa chi phí đã giúp SAB tăng biên LNG sv 2021.
 
Rủi ro: nguyên vật liệu đầu vào tăng cao
 
Người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt với những mặt hàng không thiết yếu như bia, rượu. Thị hiếu và yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của người tiêu dùng đối với chất lượng, bao bì… sản phẩm.
 
Giá nguyên vật liệu tiếp tục tăng cao và Sabeco chỉ chuyển một phần chi phí sang người tiêu dùng.
 
SAB phải tiếp tục chi mạnh cho marketing và khuyến mãi nhằm duy trì thị phần trong điều kiện cạnh tranh ngành ngày càng gay gắt.
 
Khuyến nghị: Chúng tôi ước tính sản lượng tăng 3% yoy trên mức nền sản lượng cao của 2022 (2022: chúng tôi ước tính SAB đã tăng trưởng sản lượng 15-18% yoy). Giá bán bình quân ước tính tăng 1% yoy nhờ vào cơ cấu sản phẩm tốt hơn, tỷ trọng sản phẩm cận cao cấp gia tăng.
 
Chúng tôi ước tính DTT 2023 tăng trưởng nhẹ 4,9% yoy đạt 36.696 tỷ đồng, biên LNG đạt 30,0% giảm nhẹ sv năm ngoái (2022: 30,8%). Biên gộp đạt 30,0%. Tỷ trọng CP BH & QLDN vẫn giữ mức cao, đạt tương ứng 4.771 tỷ và 770 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,0% và 2,1% trên tổng DTT. LNST CT mẹ 2023 đạt 5.140,3 tỷ đồng (-1,6% yoy), EPS 2023 đạt 8.016 đồng/cp. Với PE ngành bình quân khoảng 24.5x chúng tôi ước tính giá hợp lý của SAB là 196.300 đồng/cp.