Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ): Áp lực tăng trưởng gia tăng từ mức nền so sánh cao

Nguồn: BVSC

Áp lực tăng trưởng gia tăng từ mức nền so sánh cao

 

 

PNJ gần đây đã tổ chức buổi Analyst Meeting Quý 3/2022, tập trung thảo luận: (1) sức mua trong bối cảnh lo ngại lạm phát tăng; và (2) chiến lược dài hạn của Công ty.

Dù rơi vào mùa thấp điểm, KQKD Q3.2022 của PNJ vẫn rất ấn tượng với: Doanh thu thuần (DTT) tăng mạnh 740% y/y, đạt 7.364 tỷ, trong khi lợi nhuận ròng đạt 252 tỷ so với khoản lỗ 160 tỷ trong Q3.2021, chịu ảnh hưởng bởi các đợt lockdowns.

Lũy kế 9T22, DTT và LN ròng của PNJ lần lượt đạt 25.565 tỷ (+104% y/y) và 1.340 tỷ (+132% y/y), hoàn thành 81%/75% dự báo tương ứng năm 2022 của BVSC.

Lạm phát khả năng tác động trễ hơn với khách hàng của PNJ

Doanh thu thuần Q3.2022 của PNJ vẫn vững chắc ở mức 7.364 tỷ (tăng 8,4x từ nền thấp do lockdowns) và chỉ giảm 9,4% q/q do tính mùa vụ. Đáng chú ý nhất, doanh thu bán lẻ duy trì lành mạnh trong Q3.2022, xác lập những kỷ lục mới.

Đến nay, Ban lãnh đạo chia sẻ rằng sức mua của nhóm khách hàng trung lưu và giàu có (MAC) vẫn ổn định giúp PNJ đạt kỷ lục mới trong mùa bán hàng 20/10. Tuy nhiên, PNJ tin rằng tác động từ lạm phát lên nhóm khách hàng MAC sẽ ít hơn và có độ trễ so với nhóm người tiêu dùng có thu nhập thấp hơn.

Mở rộng cơ sở KH + tăng hiệu quả hoạt động = động lực chính

Trong dài hạn, Ban lãnh đạo tin rằng việc gia tăng thị phần trong bối cảnh thị trường trang sức tăng trưởng tốt ở Việt Nam là quan trọng cho câu chuyện tăng trưởng.

  • Về mặt địa lý, Ban lãnh đạo cho rằng vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng ở các thành phố ngoài TP. HCM, các thành phố này dự kiến sẽ được nâng cấp lên đô thị loại cao hơn.
  • Thu hút khách hàng mới đến các thị trường có thương hiệu là chìa khóa để phát triển cơ sở khách hàng. Kế hoạch mở mới các cửa hàng của PNJ trong năm 2022 (35-40 cửa hàng) vẫn đang đúng tiến độ, trong khi mục tiêu ở kịch bản cơ sở cho năm 2023 là mở mới 30-35 CH, sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào nhu cầu thị trường, theo chia sẻ của Ban lãnh đạo.

Đồng thời, hiệu quả hoạt động tiếp tục được cải thiện nhờ: (1) thúc đẩy doanh số với các sản phẩm có BLN cao, (2) bổ sung các sản phẩm “cộng hưởng”, và (3) quá trình chuyển đổi số không ngừng đã chứng minh mang lại hiệu quả đối với trải nghiệm khách hàng và quản lý tồn kho. Điều này giúp tối ưu hóa BLN hơn nữa, theo BVSC.

Triển vọng FY22-23 vững chắc, dù giảm dự báo lợi nhuận

Chúng đôi điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận FY22-23 đối với PNJ, chủ yếu do giả định BLN thấp hơn và chi phí hoạt động cao hơn, trong bối cảnh Công ty nỗ lực thâm nhập các thị trường thấp hơn.

  • Cho 2022, chúng tôi nâng dự báo doanh thu 3,9% lên mức 31.592 tỷ (+61,1% y/y), trong khi giảm dự báo lợi nhuận ròng 7,8% xuống 1.794 tỷ (+73,7% y/y).
  • Đối với 2023, chúng tôi hiện dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt tăng 7,4% y/y lên 33.917 tỷ và tăng 9,3% y/y lên 1.962 tỷ.

Định giá và khuyến nghị

Chúng tôi giảm 14,9% giá mục tiêu theo DCF cho PNJ xuống mức 119.974 đồng/cp (từ 141.000 đồng/cp trước đây), do: (1) giảm dự báo lợi nhuận, và (2) sử dụng WACC cao hơn (các giả định đầu vào là lãi suất phi rủi ro và phần bù rủi ro vốn chủ sở hữu cao hơn).

Ở mức giá hiện tại, PNJ đang giao dịch tại mức P/Es là 14,1x (giữa-2023) và 13,6x (2023), so với trung bình 5 năm là 17,9x. Do lợi nhuận tăng đột biến trong năm nay, giá cổ phiếu PNJ đã tăng 9,1% YTD, outperform mạnh mẽ so với mức giảm 35,4% của VNIndex.

Chúng tôi ưa thích PNJ, với: (1) giá trị thương hiệu hàng đầu, (2) vị thế dẫn đầu thị trường cho phép hưởng lợi từ (i) xu hướng hợp nhất đang diễn ra của ngành, và (ii) sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu và giàu có ở Việt Nam; và (3) tác động hạn chế từ lạm phát. Duy trì khuyến nghị Outperform.